Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 46)

chứng từ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi

nhánh Thăng Long

2.3.3.1. Các loại rủi ro thường gặp tại ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

a. Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp)

 Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long là ngân hàng phát hành (NH

phát hành)

Tuy rằng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức được đánh giá là tương đối an toàn, dung hoà được quyền lợi của các bên tham gia nhưng đây cũng là phương thức thanh toán mang lại cho ngân hàng nhiều rủi ro nhất trong các phương thức thanh toán được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Trong phương thức này, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là lớn nhất, kỹ thuật

phức tạp nhất, đòi hỏi các bên liên quan phải thực sự am hiểu về nghiệp vụ ngoại thương từ việc ký kết hợp đồng, quy định các điều khoản giao hàng, vận tải, bảo 44

hiểm… cũng như quy định của UCP600 và các thông lệ quốc tế. Việc thanh toán theo thư tín dụng hoàn toàn dựa vào chứng từ, tách rời hàng hoá và hợp đồng. Do vậy, nhà nhập khẩu cần phải biết quy định các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng như thế nào để phản ánh được đầy đủ và chính xác các quy định trong hợp đồng, đảm bảo rằng thông qua các chứng từ xuất trình có thể kiểm soát được việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của nhà xuất khẩu. Do vậy có rất nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu như ngân hàng phát hành không thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, không phải nhà NK nào cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để

bảo vệ quyền lợi của mình, vì vậy Ngân hàng GP.Bank phải tư vấn cho nhà NK trong việc quy định các điều khoản của thư tín dụng có lợi cho mình. Điều này đặc biệt quan trọng với những hợp đồng có giá trị lớn, để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.

Ví dụ 1: Vào năm 2012, ngân hàng GP.Bank nhận được đơn xin mở L/C của

Công ty Gang thép Thái Nguyên nhập nguyên vật liệu. Trong đơn xin mở L/C có ghi "up to 90%" về điều khoản chất lượng hàng hoá, trong khi đó hợp đồng thương mại lại thoả thuận là "90% up ".

Nếu Ngân hàng GP.Bank không phát hiện kịp thời tư vấn cho khách hàng của

mình về sự khác nhau trong hai cách hành văn này và sửa chữa L/C kịp thời có thể rủi ro sẽ xảy ra do sai quy cách chất lượng hàng hoá vì nếu dùng "up to 90%" thì chất lượng hàng hoá chỉ là 90% trở lại trong khi "90% up" chất lượng hàng phải là 90% trở lên. Phát hiện ra lỗi này ngân hàng đã giúp khách hàng của mình nhận được hàng đúng chất lượng, đồng thời tạo sự tín tưởng đối với khách hàng, cũng như phòng chánh những tranh chấp sau này gây thiệt hại cho các bên và uy tín ngân hàng.

Trong phương thức tín dụng chứng từ, đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý

rằng buộc trách nhiệm giữa nhà NK và NH phát hành, còn L/C là văn bản pháp lý rằng buộc trách nhiệm giữa NH phát hành với người thụ hưởng. Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nội dung của nó về cơ bản là nhà NK đưa ra, đồng thời cũng phải đảm bảo quyền lợi và lợi ích của nhà NK. Do vậy trách nhiệm của NH phát hành là chuyển tải chính xác các yêu cầu trong đơn xin mở L/C. Có như vậy ngân hàng mới có thể đòi bồi hoàn từ nhà NK

Ví dụ 2: Trong yêu cầu mở L/C của Công ty SunStar Việt Nam gửi chi nhánh GP.Bank Thăng Long về việc nhập khẩu lô mĩ phẩm cao cấp từ Đức quy định giấy chứng nhận chất lượng do nhà NK phát hành tại cảng đến, nhưng khi nhập vào nội dụng của L/C, cán bộ ngân hàng ghi nhầm là do nhà XK phát hành. Sai sót này làm ảnh hưởng đến bản chất của giấy chứng nhận chất lượng và gây bất lợi cho nhà NK

Ở ví dụ trên, Ngân hàng GP.Bank đã kịp thời phát hiện ra và sửa đổi L/C, tuy

nhiên là L/C không hủy ngang nên chi nhánh cũng như nhà NK phải chờ đợi phản hồi 45

từ bên nhà XK một thời gian, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty Sunstar Việt Nam. Trong trường hợp nhà XK không chấp nhận sửa đổi L/C thì NH phát hành phải chịu rủi ro nếu nhà NK từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho ngân hàng. Do đó, việc thực hiện chính xác nội dung của đơn đề nghị mở L/C của nhà NK là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với NH phát hành.

việc kiểm tra bộ chứng từ thật chính xác thì NH phát hành có thể rơi vào bốn trường hợp sau:

1. NH phát hành thanh toán cho BCT hoàn hảo 2. NH phát hànhthanh toán cho BCT không hoàn hảo 3. NH phát hành từ chối thanh toán BCT không hoàn hảo 4. NH phát hành từ chối thanh toán BCT hoàn hảo

Với trường hợp 1 và 3 thì phù hợp với quyền và trách nhiệm của NH phát hành nên không xảy ra tranh cãi. Nhưng trường hợp 2 và 4 là những sai sót trong quá trình tác nghiệp của NH phát hành. Cụ thể ở trường hợp 2, nhà NK có quyền từ chối thanh toán cho NH phát hành, trong khi NH phát hành đã thanh toán cho người thụ hưởng, còn trường hợp 4, người thụ hưởng sẽ kiện NH phát hành vì không thực hiện cam kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính và uy tín của NH phát hành

Ví dụ 3: Cán bộ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng

Long nhận được BCT đòi tiền theo thư tín dụng ngân hàng chiết khấu(NHCK) nhưng không kiểm tra ngay mà để quá thời hạn 5 ngày làm việc theo điều 14 của UCP600. Khi nhận được điện tra soát của NHCK vì chưa thanh toán, kiểm tra lại hồ sơ đã phát hiện ra BCT bị quên, trong khi BCT không hoàn hảo

Trong ví dụ trên, Ngân hàng GP.Bank phải tự thanh toán cho NHCK và chịu rủi ro vì nhà NK có quyền từ chối nhận chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng thực sự cần lô hàng để sản xuất và lỗi của BCT không ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng nên nhà NK đồng ý thanh toán, nhưng ngân hàng GP.Bank phải trả khoản tiền phạt chậm thanh toán cho NHCK

 Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long là ngân hàng thông báo (NH

thông báo)

Theo điều 9 UCP600 thì “ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Khi ngân hàng không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NH phát hành không chậm trễ”. Đây là một trách nhiệm rất quan trọng của NH thông báo. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của NH phát hành. Dưa trên cam kết đó, nhà XK tin tưởng giao hàng cho nhà NK và lập BCT đòi 46

tiền NH phát hành. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NH phát hành hoàn toàn không bị rằng buộc vào cam kết này và nhà XK không thể đòi tiền từ NH phát hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ 4: Năm 2011, Bank of New York mở một L/C cho người thụ hưởng Công ty xuất nhập khẩu An Giang, nhập khẩu gạo có yêu cầu giao dịch tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) chi nhánh Đống Đa, mà Bank of New York không có quan hệ đại lý với Ngân hàng Techcombank Đống Đa, nhưng lại có quan hệ đại lý với Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank) chi nhánh Thăng Long và yêu cầu

GP.Bank Thăng Long thông báo cho Techcombank Đống Đa. Ngân hàng GP.Bank Thăng Long nhận được một thư tín dụng trị giá 300,800 USD phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ cho người hưởng lợi. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Bank of New York.

Theo quy định, nếu phát hành L/C bằng Telex thì bức điện đó được xác nhận tính chân thực bằng mã khóa testkey. Tuy nhiên, Bank of New York thông báo là không cung cấp mã testkey đó và ngân hàng GP.Bank Thăng Long đã xác nhận lại với NH phát hành Bank of New York. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để chờ xếp lên tàu nên giục ngân hàng thông báo L/C. Do không

kiểm tra được tính chân thực bề ngoài của bức điện, ngân hàng đã kiên quyết từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may là họ chưa giao hàng.

Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng. Trong bất kì hình thức giả mạo nào, cam kết của NH phát hành đều không có hiệu lực và rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra với lô hàng bị mất của nhà XK và còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Ngân hàng GP.Bank Thăng Long.

Qua các ví dụ trên cho thấy, những sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp có thể dẫn đến những thiệt hại rất nghiêm trọng. Đây là những rủi ro không được phép xảy ra, bởi xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, do sự phát triển của thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng, Ngân hàng GP.Bank phần nào đó chưa thể kiểm soát được hết các giao dịch phát sinh.

b. Rủi ro ngoại hối

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường gắn với đồng tiền khác nhau

nên rủi ro do thay đổi tỷ giá cũng là một rủi ro rất lớn tuy không xuất phát từ quá trình thanh toán. Rủi ro xảy ra khi người mua trả tiền cho ngân hàng, nếu tỷ giá tăng thì ngân hàng được một khoản chênh lệch tỷ giá bổ sung, ngược lại, nếu tỷ giá giảm thì khoản phí thu được chưa chắc đã bù đắp được khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá gây ra. Vì 47

tệ nhất định bắng các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, GBP… Biểu đồ 2.2. Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2012

Nguồn: Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu

Ví dụ 5: Tháng 05/2012 khách hàng của GP.Bank có nhu cầu mua ngoại tệ là

USD để thanh toán L/C, ngân hàng xác nhận bán ngoại tệ với tỷ giá đã được niêm yết là 1USD = 20,895 VNĐ. Nhưng do dự trữ USD của ngân hàng GP.Bank nói riêng và các ngân hàng nói chung vào thời điểm đó không đủ cho những giao dịch lớn nên đã phải mua trên thị trường tự do. Giá USD trên thị trường đang lên tại thời điểm nhận giao dịch mua USD (1 USD = 20,939 VNĐ), tỷ giá giữa USD và VNĐ đã cao hơn tỷ giá bán cho khách hàng. Rủi ro chênh lệch tỷ giá mua và bán do ngân hàng gánh chịu.

Trong chế độ điều hành tỷ giá hiện nay, Ngân hàng Nhà nước giới hạn tỷ giá trần giữa đồng USD và VNĐ. Các giao dịch mua bán giữa đồng USD và VNĐ trên thị trường không được vượt qua tỷ giá trần quy định. Nhưng trên thực tế, tỷ giá trần thường xuyên thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do và trong khi đó nhà NK chỉ chấp nhận mua tại mức giá trần quy định. Ngân hàng GP.Bank gặp rủi ro do chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán đồng USD và VNĐ. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi biên độ dao động đã được nới từ ±1% lên tới ±2% trong năm 2014 làm cho các ngân hàng tự chủ hơn trong các giao dịch ngoại hối của mình. Đây sẽ là một khó khăn nếu ngân hàng không có những chính sách điều hòa lượng ngoại tệ thích hợp, với xu hướng biến động ngoại tệ như hiện nay sẽ luôn tiểm ẩn rủi ro trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

c. Rủi ro đạo đức

Nói đến rủi ro đạo đức là nói tới những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi các bên còn lại. Trong những năm trở lại đây, khi mở L/C trả chậm tại chi nhánh Thăng Long, 48

nhiều trường hợp các doanh nghiệp này sau khi nhận hàng thì kinh doanh thua lỗ, cố tình trì hoãn thanh toán. Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa, nếu ngân hàng nhập khẩu hàng hóa GP. Bank đứng ra trả tiền thay cho doanh nghiệp đó thì rủi ro mất vốn của ngân hàng rât cao. Nhưng theo quy định của L/C và theo điều 7a UCP600 thì “NH phát hành phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho người thụ hưởng khi BCT phù hợp” ngay cả khi người mua mất khả năng thanh toán.

Trong trường hợp ngân hàng GP.Bank phục vụ khách hàng xuất khẩu trong

nghiệp vụ L/C hàng xuất, nếu nhà nhập khẩu không phải là những bạn hàng đáng tin cậy, vì những lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến đạo đức trong kinh doanh thì có thể lừa nhà xuất khẩu xếp hàng lên tàu, rủi ro trì hoãn hoặc từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi bất đồng chứng từ, ép giá nhà xuất khẩu để thu lợi cho mình. Những rủi ro xảy ra với nhà xuất khẩu cũng đồng thời ảnh hưởng đến GP.Bank. Hơn nữa, rất nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam không tiếp cận được với người mua cuối cùng mà phải bán hàng qua trung gian, việc thanh toán được thực hiện bằng thư tín dụng chuyển nhượng nên gặp nhiều rủi ro hơn so với thư tín dụng thông

thường. Ngân hàng chuyển nhượng thư tín dụng không bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi thứ hai, mà chỉ thực hiện thanh toán khi ngân hàng phát hành thanh toán cho họ. Người hưởng lợi thứ hai không nhận được cam kết thanh toán từ ngân hàng phát hành cũng như ngân hàng chuyển nhượng

d. Rủi ro chính trị, pháp lý

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Do đó, nguyên nhân sâu xa của loại rủi ro này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị, xã hội của một quốc gia hay thay đổi chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới ngân hàng.

Một trong những tình huống mà Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến vấn đề về chính sách thuế quan, áp dụng hạn ngạch…

Ví dụ 6: Công ty X ký kết hợp đồng nhập khẩu hàng thủy sản từ Nhật Bản qua hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Theo phương án kinh doanh của công ty X giải trình với Ngân hàng GP.Bank Thăng Long thì đơn vị sẽ có lãi lớn trong thương nghiệp này. Vì vậy, công ty X đã vay vốn NH để mở L/C thanh toán cho công ty Nhật Bản và được ngân hàng chấp nhận. Nhưng khi hàng về tới cảng thì nhà nước ban

49

hành quy định sửa đổi thuế với mặt hàng thủy sản từ 10% lên 20%. Công ty X đã bị lỗ sau khi nhập lô hàng này và gặp khó khăn về vốn không thể thanh toán tiền hàng cho ngân hàng. Hàng đã được giao và chứng từ đã được lập đầy đủ phù hợp với quy định của L/C và được gửi tới xuất trình tại ngân hàng phát hành. Ngân hàng với tư cách là

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 46)