Phòng ngừa rủi ro hối đoái

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 63)

Các bên tham gia thanh toán theo phương thức L/C có thể thực hiện các giải pháp:

 Để phòng tránh rủi ro lãi suất, xảy ra khi chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền tham gia vào giao dịch biến đổi bất lợi. Ngân hàng GP.Bank có thể áp dụng một số công cụ hiệu quả như hợp đồng lãi suất kỳ hạn. Khi ký hợp đồng kỳ hạn cho một đồng tiền là chúng ta tạo khả năng ấn định trước lãi suất đồng tiền đó cho một thời gian trong tương lại. Đây là hình thức hợp đồng lãi suất được kinh doanh trên thông tin liên ngân hàng và được các ngân hàng sử dụng như một công cụ phòng trách rủi ro lãi suất cho từng khối lượng tiền.

 Giới hạn trạng thái ngoại hối: giới hạn trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ là mức chênh lệch cao nhất hoặc thấp nhất giữa tổng tài sản và tổng tài sản nợ của ngoại tệ đó. Việc quy định giới hạn trạng thái ngoại hối giúp ngân hàng có thể kiểm soát và hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra do tỷ giá hối đoái của loại ngoại tệ đó thay đổi. Nếu như đối với một loại ngoại tệ tại một thời điểm bị vượt giới hạn trạng thái ngoại hối thì ngân hàng cần phải cân bằng trạng thái ngoại hối dư thừa hay thiếu hụt này.

 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn: để tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên, đảm bảo khả năng chủ động nguồn ngoại tệ thanh toán, các ngân hàng có thể ký các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn theo tỷ giá ở một thời điểm cố định cho một số lượng ngoại tệ nhất định.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 63)