Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 58)

 Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng.

Điều này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động của phong Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long. Nếu thực hiện được điều này công tác thanh toán L/C nói riêng sẽ tiết kiệm được rất nhiều về cả thời gian và nhân sự. Không chỉ có vậy, thông qua sự phối hợp này, mọi hợp đồng L/C sẽ có được hàng rào bảo hiểm trước rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp –loại rủi ro cơ bản của nghệp vụ thanh toán L/C.

 Hạn chế về Ngân hàng đại lý

lý ở nước ngoài trong các giao dịch thanh toán với các ngân hàng VN, chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng. 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2



Để có cách nhìn một cách hệ thống về những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long, chương hai đã tập trung phân tích và có một số ví dụ minh họa là các trường hợp đã xảy ra trên thực tế tại ngân hàng

Trước hết, luận văn đã giới thiệu một vài nét khái quát về Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long cũng như thực trạng thanh toán quốc tế nói chung, vị trí của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Để từ đó có thể thấy được tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu nghiên cứu những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long những năm qua. Những rủi ro được minh họa bằng những ví dụ thực tế tại ngân hàng qua các loại rủi ro khác nhau: rủi ro kỹ thuật, rủi ro ngoại hối, rủi ro đạo đức, rủi ro pháp lý –chính trị với vai trò là ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo. Từ những thực trạng đó, tìm ra ưu nhược điểm và tồn tại. Đây chính là những tiền đề cho việc đề ra những giải pháp, giảm thiểu rủi ro, kiến nghị tại chương ba, để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như của lĩnh vực tín dụng chứng từ nói riêng trong thời gian tới.

58

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1.

Định hướng và triển vọng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

3.2.

Định hướng chung

Trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, đến nay GP.Bank đã trở thành một trong những NHTM quốc doanh có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính Ngân hàng Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ tốt cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội Những kết quả đạt được trong suốt thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước công nhận bằng việc trao tặng những phần thưởng cao quý, bạn hàng tin tưởng và hợp tác.Cho đến nay, tổng tài sản của GP.Bank đã vượt qua con số 30.000 tỷ đồng. Đây là điều rất đỗi tự hào song cũng là trách nhiệm nặng nề của GP.Bank và nhiệm vụ này càng nặng nề hơn khi đất nước đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhận thức được những thời cơ và thách thức, quán triệt chủ trương và đường lối của Đảng và Chính phủ. GP.Bank đã đề ra định hướng phát triển hoạt động Thanh

toán quốc tế trong giai đoạn tới như sau:

Thứ nhất, một mặt củng cố và mở rộng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, mặt khác phát triển đồng bộ các phương thức thanh toán khác nhau như phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền, thanh toán mậu biên…đáp ứng nhanh chóng chính xác nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng.

Thứ hai, hoàn thiện hơn các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng trong thanh toán hàng hoá XNK.

Thứ ba, mở rộng có hiệu quả mạng lưới ngân hàng đại lý và cơ cấu tiền gửi hợp lý. Đây là nhiệm vụ chiến lược trong việc phát triển và mở rộng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế ở ngân hàng.Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần phải cân đối nguồn ngoại tệ dự trữ để cho hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu quả cao.

Thứ tư là hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng theo hướng hội nhập với cộng đồng thế giới.

Thứ năm, phối hợp tác nghiệp hơn nữa giữa các phòng nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu thanh toán quốc tế.

59

Thứ sáu,tiếp tục đào tạo trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và thái độ văn minh trong giao dịch với khách hàng.

Thứ bảy, tổ chức thanh toán quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng quận, các tỉnh thành.

3.3.

Định hướng phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì thanh toán quốc tế là một lĩnh vực kinh doanh vừa đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ, vừa gây ra những thiệt hại rủi ro cho không chỉ ngân hàng, cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mà còn cho cả nền kinh tế. Trong thanh toán quốc tế thì rủi ro về thanh toán tín dụng chứng từ là chiếm phần lớn. Vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra biện pháp hạn chế rủi ro là yêu cầu bức thiết trong thời gian hiện nay.

Tiếp tục định hướng phát triển “an toàn - hiệu quả - phát triển” căn cứ vào tình

hình phát triển kinh tế của đất nước và địa phương. Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong thẩm quyền giải quyết của mình. Giữ vững khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới để nâng cao doanh sè thanh toán xuất nhập khẩu. Qua lý luận và thực tiễn ta thấy rõ vai trò của ngân hàng trong thanh toán thư tín dụng. Vì vậy định hướng trước tiên của các giải pháp là nhằm phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng. Bằng các dịch vụ tư vấn sẽ cung cấp cho khách hàng các thông tin và lời khuyên cần thiết nhằm giảm bớt rủi ro, giảm chi phí thanh toán và tăng mức độ an toàn. Để phục vụ tốt khách hàng thì vấn đề mấu chốt phải kể đến là trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng. Chính vì vậy mà GP.Bank Thăng Long luôn tìm cách nâng cao tay nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhân viên, tạo điều kiện cử các cán bộ, nhân viên đi học các lớp đại học, cao học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung tâm đào tạo tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ.

Định hướng phat triển của ngân hàng: “Đa dạng hoá thị trường - đa phương hoá quan hệ”. Tăng cường mối quan hệ đại lý với các ngân hàng khác trên thế giới để tạo

điều kiện thuận lợi trong thanh toán quốc tế...

Luôn luôn cập nhật công nghệ mới để nâng cao chất lượng phục vụ tạo uy tín với khách hàng. Để duy trì thế mạnh trong thanh toán quốc tế của GP.Bank Thăng Long cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào thanh toán để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đổi mới phong cách, tác phong, thái độ phục vụ khách hàng… 60

3.4.

Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu chi nhánh Thăng Long

Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh

khỏi, trong đó, nguy cơ rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán L/C nói riêng càng cao do đặc thù của hoạt động thanh toán quốc tế là vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia xét trên cả khía cạnh địa lý, các pháp nhân liên quan và luật pháp điều chỉnh. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính càng ngày được đẩy mạnh thì việc phát triển hoạt động này là tất yếu và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Nhằm thực hiện những định hướng phát triển trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng GP.Bank, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm phát triển hoạt động này thì trước tiên phải phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra, tránh tổn thất cho khách hàng và ngân hàng. Vì vậy, để góp phần thực hiện các mục tiêu trên, luận văn có đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng như sau:

3.4.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ tại ngân hàng có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Do vậy, để phòng tránh rủi ro, cần phải tác động vào yếu tố con người trước tiên. Ngân hàng GP.Bank chi nhánh Thăng Long cần bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình đồ, tinh thần trách nhiệm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Sự cẩn thận, am hiểu sâu nghiệp vụ của các cán bộ tác nghiệp trong quá trình xử lý sẽ góp phần đáng kể trong việc hạn chế rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra

a. Nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ

Bên cạnh việc bố trí cán bộ có năng lực phù hợp với công việc. Ngân hàng cần phải quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là trong phương thức tín dụng chứng từ. Đây là một lĩnh vực hoạt động mang tính chất quốc tế, đa dạng, phức tạp và thường xuyên vận động. Nếu không chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thì cho dù có bố trí cán bộ có năng lực tốt vẫn không thích ứng kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Chính vì vậy, việc đào tạo và đạo tạo lại cán bộ là một yếu tố quan trọng nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng, cụ thể:

 Tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế thông qua mở các lớp chuyên đề về UCP, đặt ra các giả thiết về tranh chấp cũng như rủi ro liên quan tới 61

nước và quốc tế, mặt khác bố trí cán bộ đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực của mỗi người.

 Cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới hợp lý để có được những cán bộ thực sự có trình độ cũng như đạo đức như sử dụng phương pháp phỏng vấn gây căng thẳng hoặc gây sốc nhằm nhận diện các ứng viên của mình, đặc biệt là khi cần nhận diện ứng viên vào vị trí quản lý cao cấp - những người có khả năng kiểm soát bản thân trước mọi tình huống thử thách, trước áp lực của công việc cũng như các tình huống khó khăn…

b. Về đạo đức nghề nghiệp

Bên cạnh công tác đào tạo nghiệp vụ thì một vấn đề quan trọng mà Ngân hàng cần phải chú trọng là công tác đào tạo phẩm chất, đạo đức cho các cán bộ ngân hàng như xây dựng các chính sách thưởng, phạt những hành vi đạo đức hay tuyên truyền cho nhân viên rằng họ là những yếu tố chính góp phần phát triển ngân hàng…Từ đó, coi việc thực hiện đạo đức trong lao động làm thước đo và quyết định tăng lương cũng như ưu đãi cho những nhân viên thực hiện tốt. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động thường xuyên được tiếp cận với các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy vấn đề đạo đức nghề nghiệp và văn hóa doanh nghiệp đối với cán bộ thanh toán quốc tế đặc biệt được nhấn mạnh hơn so với các nghiệp vụ khác bởi đây là hình ảnh của Ngân hàng GP.Bank với bạn bè quốc tế. Trong điều kiện dịch vụ thanh toán L/C nói riêng và các dịch vụ ngân hàng nói chung bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp.

c. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Thư tín dụng là phương thức thanh toán đòi hỏi công tác kiểm tra –kiểm soát tỉ mỉ của cán bộ ngân hàng, tuy nhiên không phải ai cũng đảm bảo xử lý các giao dịch một cách hoàn hảo, không sai sót. Vì vậy, xây dựng cơ chế kiểm tra –kiểm soát hợp lý để nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế lại càng phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có giải pháp xử lý kịp thời.

Hoạt động kiểm soát của Ngân hàng GP.Bank được phân cấp tại chi nhánh và hội sở chính. Tại chi nhánh, cán bộ kiểm soát chịu trách nhiệm về các giao dịch do mình kiểm soát. Phòng kiểm soát nội bộ độc lập tiến hành kiểm soát hoạt động thanh toán L/C tại chi nhánh mình theo đúng quy trình nghiệp vụ. Tại hội sở chính, Sở quản lý, 62

kinh doanh vốn và ngoại tệ xây dựng chương trình kiểm soát đột xuất và định ký theo hàng dọc đối với tất cả các chi nhánh có hoạt động này. Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát được phân chia cụ thể giữa các bộ phận liên quan, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, tránh bị chồng chéo.

Như vậy, thực hiện tốt việc nâng cao trình độ cán bộ cũng như tăng cường công tác kiểm soát là yêu cầu cấp thiết đối với Ngân hàng GP.Bank để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tác nghiệp, vốn là một trong những loại rủi ro thường gặp nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Cán bộ am hiểu nghiệp vụ, tư cách đạo đức tốt mới có thể xử lý các tình huống giao dịch một cách thỏa đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ được quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu toàn cầu chi nhánh thăng long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w