a. Môi trường pháp lý
Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Cụ thể là chưa có một quyết định nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các bên tham gia. Theo thông lệ quốc tế
UCP600 quy định trách nhiệm và quyền hạn của các bên nhưng lại không quy định mức xử lý như thế nào khi có vi phạm. Trong khi đó các nước trên thế giới đều có những luật hoặc văn bản quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở thông lệ, quốc tế, có tính đặc thù quốc gia.
55
b. Chính sách thương mại
Các văn bản quy định về hoạt động XNK, thuế quan, hải quan của Việt Nam còn chưa ổn định, thay đổi gián tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính hoạt động XNK còn rườm ra, mất thời gian, thậm chí làm
mất cơ hội kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và ngân hàng. c. Cung cấp thông tin tín dụng
Hiên nay, các chi nhánh của Ngân hàng GP.Bank chủ yếu cung cấp và lấy thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên công tác xây dựng và cung cấp thông tin cho các ngân hàng đôi khi chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng thông tin không được cập nhật, số liệu thiếu chính xác, đầy đủ. Ngược lại, các ngân hàng cũng không chủ động cung cấp thông tin một cách thường xuyên cho trung tâm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhau tạo nên khe hở cho khách hàng vay vốn, bảo lãnh ở nhiều ngân hàng… làm tăng nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.
d. Sự cạnh tranh của Ngân hàng khác
Việt Nam đang trong thời kì hội nhập và phát triển, việc tham gia tổ chức thương mại thế giới từ năm 2006 là một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc mở cửa của Việt Nam dẫn tới có rất nhiều ngân hàng thế giới có lợi thế về công nghệ thông tin hiện đại, thủ tục tín dụng đơn giản, có kinh nghiệm trong chính sách khách hàng Việt Nam, cùng với sự ra đời của nhiều ngân hàng khác khiến cho việc thu hút khách hàng của chi nhánh gặp khó khăn. Với số lượng đông đảo các ngân hàng trên địa bàn chật hẹp, việc chia sẻ khách hàng, phân tán nghiệp vụ là điều không thể tránh khỏi khiến cho hoạt động của ngân hàng gặp càng nhiều khó khăn
e. Trình độ kinh nghiệm của khách hàng
Mặc dù số lượng khách hàng được phép trực tiếp kinh doanh XNK ngày càng
tăng nhưng kinh nghiệm trong thanh toán XNK vẫn chưa có, trình độ am hiểu về công tác Thanh toán quốc tế còn hạn chế gây không ít khó khăn cho ngân hàng
Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam rất yếu về các nghiệp vụ
ngoại thương. Ngoài ra các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ luật kinh tế , thủ tục tố tụng nên trong trường hợp có tranh chấp thì không khiếu nại kịp thời,đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng. Từ chỗ không nắm vững được luật pháp sẽ dẫn đến những sơ hở về mặt pháp lý trong việc ký hợp đồng thương mại.
f. Ngân hàng luôn đối phó với những hành vi lừa đảo
Là một trung gian thanh toán nên Ngân hàng luôn phải đối đầu với các hành vi
lừa đảo có thể xuất phát từ ngươì xuất khẩu, người nhập khẩu hoặc người vận chuyển. 56
Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều công ty ma, với nhiều thủ thuật lừa đảo ngày càng tinh vi. Do đó Ngân hàng cần có cơ chế quản lý giám sát chặt chẽ để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.