4.8.1. Năng suất chăn nuôi gia cầm sinh sản
Năng suất chăn nuôi gà sinh sản được thể hiện thông qua nhiều chỉ tiêu như thời gian nuôi, thời gian đẻ trứng, sản lượng trứng/mái/lứa, sản lượng
trứng/đàn/lứa, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng… Để biết rõ hơn về năng suất trong chăn nuôi gà sinh sản trong các hệ thống, kết quả được trình bày trên bảng 9.
Kết quả ở bảng 9 cho thấy, số gà được nuôi/hộ/lứa trong tiểu hệ thống nuôi gà sinh sản trung bình là 576 con, trong tiểu hệ thống chăn nuôi vịt đẻ là 364 con, ngan sinh sản là 181 con/hộ và trong hệ thống 3 chỉ 7,33 con/hộ. Tuy nhiên, mức độ biến động giữa các hộ trong cùng một hệ thống là rất lớn. Mức độ biến động trong tiểu hệ thống gà sinh sản 17,04%, trong tiểu hệ thống chăn nuôi vịt Super là rất lớn là 43,20%, ngan Pháp sinh sản là 27,66% và trong hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ là lớn nhất tới 67,27%. Thời gian nuôi gà đẻ là 12,07 tháng, 11,65 tháng trong tiểu hệ thống chăn nuôi vịt đẻ, 12 tháng trong chăn nuôi ngan Pháp sinh sản, và với gà địa phương là 30,67 tháng. Thời gian hậu bị của các giống gia cầm thường từ 6 – 6,5 tháng còn lại là thời gian sinh sản là 6,07 – 6,35 tháng. Trong hệ thống 3, thời gian chăn nuôi gà sinh sản kéo dài, thường không có thời gian loại thải chính thức hoặc chỉ khi gà đẻ bị chết mới được coi là giai đoạn loại thải. Do vậy, thời gian nuôi trung bình của hệ thống này với gà sinh sản kéo dài tới 30,67 tháng và thời gian đẻ kéo dài tới 24,33 tháng. Mức độ biến động gia cầm sinh sản trong toàn hệ thống không lớn từ 12,48% – 15,39%. Thời gian sinh sản có sự biến động lớn hơn giữa các tiểu hệ thống, cao nhất là tiểu hệ thống chăn nuôi gà sinh sản đạt tới 30,60% thấp nhất là tiểu hệ thống chăn nuôi vịt đẻ là 10,53%. Thời gian nuôi ngắn hay dài phụ thuộc chủ yếu vào tỉ lệ đẻ, giá trứng hay giá con giống và giá gia cầm loại bán thịt. Tỷ lệ đẻ dưới 60% là đàn gà có thể bắt đầu được xem xét để bán loại và thay thế đàn mới..
Tỉ lệ nuôi sống đến 21 tuần tuổi ở tiểu hệ thống gà sinh sản thuộc hệ thống 1 là 84,57% và các tiểu hệ thống con lại đạt: 91,42% với tiểu hệ thống nuôi vịt Super sinh sản, 83,56 đối với ngan Pháp sinh sản, chỉ tiêu này trong hệ thống 3 là không xác định được vì người chăn nuôi thường chỉ chọn vài con trong đàn gà thịt để nuôi sinh sản. Sản lượng trứng/mái/lứa của gà Lương Phượng ở hệ thống 1 là 125 quả, với tiểu hệ thống nuôi vịt sinh sản là 144 quả, 109 quả với tiểu hệ thống chăn nuôi ngan và của gà địa phương là 78 tương ứng với thời gian đẻ trứng chỉ 6,5 tháng/lứa hoặc một năm. Sản lượng trứng của gà địa phương thấp hơn nhất nhiều so với gia cầm sinh sản ở các tiểu hệ thống khác là do phải mất thời gian tự ấp trứng không được mang đến lò ấp. ngoài ra cũng do ảnh hưởng của yếu tố con giống và thức ăn. Ở hệ thống 1, các giống gia cầm được nuôi hướng trứng như Lương Phượng, Super M, ngan Pháp với các điều kiện chăm sóc hợp lý, thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn phối trộn đầy đủ dinh dưỡng, gà không còn bản năng ấp nở nên gà đẻ liên tục từ 6 – 7 tháng, ngan, vịt cũng có sự hỗ trợ của lò ấp. Trong khi hệ thống 3 thường nuôi giống gà địa phương, điều kiện nuôi dưỡng hạn chế, gà vẫn giữ bản năng tự ấp nở, sau một lần đẻ khoảng 10 - 15 trứng là gà lại đòi ấp, trong nhiều hộ gà chỉ đẻ cách nhật với số lượng chỉ 7 - 10 trứng một lần đẻ, một năm một gà mái chỉ đẻ và ấp nở được khoảng 4 lần. Theo Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm (2001), Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Đại Xuyên (2008), sản lượng trứng của gà Lương Phượng đạt từ 160 – 170 trứng/mái/năm, vịt Super cũng đạt 160 – 160 trứng/mái/năm, ngan Pháp là 120 – 135 trứng/mái/năm. Như vậy, năng suất đẻ trứng trong chăn nuôi các giống gia cầm của các nông hộ tại huyện Phú Xuyên là thấp hơn các kết quả về con giống đã được công bố. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và chi phí thức ăn cho 10 quả trứng ở hệ thống 1 ít hơn so với hệ thống 3 (chỉ so sánh gà sinh sản gà là 2,53 kg thức ăn so với 2,82 kg thức ăn/10 trứng). Điều này cũng được giải thích là do có sự khác nhau trong việc sử dụng thức ăn. Hệ thống 1 ngoài yếu tố con giống thì sử dụng thức ăn hỗn hợp hoặc thức ăn có phối trộn cân đối giữa các chất dinh dưỡng nên hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt hơn so với việc sử dụng các phụ phẩm có sẵn trong nông hộ hoặc tự tìm kiếm thức ăn trong hệ thống 3.
Theo người chăn nuôi, ngan Pháp được xem là loài khó nuôi và chi phí thức ăn nhiều cho nên số lượng ngan được nuôi trong mỗi nông hộ thường dưới 200 con (bảng 9). Vịt CV Super M thì được nuôi nhiều hơn 364,47 con/hộ đây là các giống chuyên dụng thịt, cần đầu tư nhiều thức ăn. Ngan sinh sản chỉ được nuôi khoảng 12 tháng/lứa, với thời gian đẻ là 6,15 tháng/lứa, sản lượng trứng/mái/lứa là 109 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng từ 4,24 kg. Sản lượng trứng của vịt 144 quả/lứa/năm cao hơn số trứng của ngan nhưng thấp hơn của gà.
4.8.2. Năng suất chăn nuôi gia cầm thịt
Là một xã vùng chiêm trũng, gần sông, có chiều tiếp giáp với sông Hồng khá dài rất có lợi thế về phát triển chăn nuôi thuỷ cầm. Chính vì vậy chăn nuôi gia cầm thịt trong nông hộ tại các xã nghiên cứu chủ yếu là vịt thịt với các giống Super M, vịt Bầu Cánh Trắng, ngan Pháp thịt. Còn chăn nuôi gà thịt công nghiệp trắng còn rất hạn chế tại các xã nghiên cứu, thực tế rất ít nông hộ chăn nuôi loại hình con giống này hoặc có những hộ trước kia có nuôi nhưng hiện tại không nuôi nữa. Điều này được giải thích bởi nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là lợi nhuận từ chăn nuôi gà công nghiệp trắng thấp hoặc bị lỗ trong một số năm vừa qua do giá cả quá biến động. Nhất là loại hình chăn nuôi này phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn công nghiệp, lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh khắt khe, giá con giống cao hơn rất nhiều so với giá con giống gia cầm khác, có khi phải mua trực tiếp từ nước ngoài và với phải sử dụng các thuốc thú y đắt tiền, giá đầu ra bấp bênh dẫn tới loại gia cầm này nằm ngoài sự chọn của người chăn nuôi. Bên cạnh chăn nuôi vịt thịt với quy mô và số lượng lớn cũng có một số nông hộ nuôi các giống gà thịt lông màu ở các quy mô khác nhau. Để rõ hơn về năng suất trong chăn nuôi gia cầm thịt tại các xã nghiên cứu, kết quả được trình bày trên bảng 10.
Kết quả trên bảng 10 cho thấy, số gà thịt được nuôi/lứa/hộ ở hệ thống 2 trung bình 325 con, nhiều hơn so với hệ thống 3 với chỉ 31,25 con/lứa. Tương tự, số vịt được nuôi/lứa ở hệ thống 2 là 502,00 con, nhiều hơn rất nhiều so với hệ thống 3 chỉ với 19,00 con. Thời gian nuôi gà trong hệ thống 2 là 98,75 ngày/lứa, trong khi đó chỉ tiêu này trong hệ thống 3 dài hơn tới 208,75 ngày/lứa. Mặc dù thời gian nuôi gà thịt trong hệ thống 3 lâu hơn gấp 2 lần so với hệ thống 2 nhưng khối lượng xuất bán/con lại thấp hơn so với hệ thống 2 (2,25 kg so với 2,60 kg). Sự khác nhau này được giải thích là do có sự khác nhau về giống gia cầm và thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi. Giống gà thịt được nuôi trong hệ thống 3 thường là giống gà địa phương với nguồn thức ăn chủ yếu là thóc, gạo và phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình. Trong khi, giống gà được nuôi trong hệ thống 2 là gà Lượng Phượng với thức ăn được sử dụng thường là thức ăn công nghiệp hoặc phối trộn giữa thức ăn công nghiệp với các nguồn nông sản trong nông hộ khác như ngô, thóc nên có đầy đủ và cân đối giữa các chất dinh dưỡng, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và CS (2007) thì thời gian nuôi gà địa phương là 145 ngày, gà thả vườn nuôi trong 71 ngày, đạt khối lượng xuất bán là 2,2 kg/con. Như vậy, khi so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả thì thấy, thời gian nuôi gà thịt trong các hệ thống bán thâm canh trong các nông hộ tại xã Hồng Thái dài hơn rất nhiều.
Thời gian nuôi vịt trong hệ thống 2 là 55,60 ngày/lứa và trong hệ thống 3 là 75,67 ngày/lứa. Khối lượng vịt xuất bán/con ở hệ thống 2 đạt 3,02 kg/con, cao hơn so với khối lượng vịt xuất bán ở hệ thống 3 nhẹ hơn là 2,97 kg/con. Giống vịt được nuôi trong hai hệ thống này chủ yếu là vịt CV Super M. Do vậy, sự khác biệt này một phần do yếu tố con giống, nhưng phần quan trọng khác là do sự khác nhau về thức ăn sử dụng giữa 2 hệ thống.
69,19 với vịt. Điều này cho thấy, trong chăn nuôi gia cầm thịt quy mô bán thâm canh, gia cầm được quan tâm, chăm sóc tốt hơn, tỉ lệ nuôi sống cao hơn so với chăn nuôi gia cầm thịt nhỏ lẻ. Thực tế, giống gà trong hệ thống 3 thường được tự sản xuất trong nông hộ theo cách thức truyền thống, gà con được nuôi theo mẹ trong thời gian dài, nhưng các yếu tố kỹ thuật nhằm nâng cao tỉ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm trong hệ thống này là ít được coi trọng. Kết quả trình bày trên bảng 10 cũng cho thấy, do các yếu tố con giống và nguồn thức ăn khác nhau dẫn tới mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trong chăn nuôi gia cầm thịt giữa các hệ thống cũng khác nhau. Chăn nuôi gà thịt ở hệ thống 2 thì TTTA là 3,12 kg TA/kg TT, trong khi ở hệ thống 3, cần tới 6,49 kg TA/kg TT. Đối với chăn nuôi vịt thịt, mức tiêu tốn thức ăn ở hệ thống 2 trung bình là 2,96 kg TA/kg TT với mức chi phí là 22,75 nghìn đồng/kg TT và 3,03 kg TA/kg TT ở hệ thống 3 nhưng chỉ với 17,45 nghìn đồng/kgTT.
Ngoài ra trong hệ thống 2 còn có thêm ngan thịt, chủ yếu là giống ngan Pháp. Đây là giống ngan được người chăn nuôi cho là tăng trọng lớn hơn nhiều so với giống ngan thịt trong nước trước đây mà chất lượng thịt ngon hơn dễ tiêu thụ hơn. Số ngan trung bình nuôi trong hệ thống 2 đạt 265 con, với tỷ lệ nuôi sống là 87,41% cao hơn tỷ lệ sống của gia cầm hệ thống 3 mặc dù ngan Pháp được xem là loại gia cầm khó nuôi hơn gà, vịt. Chứng tỏ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tỷ lệ gia cầm nuôi. Thời gian nuôi 80,5 ngày với khối lượng đạt trung bình cả trống mái là 2,95 kg. Tiêu tốn thức ăn là 3,02kg/1kg TT khoảng 22,44 ngàn đồng.
Như vậy, phương thức, mục đích chăn nuôi khác nhau, con giống và nguồn thức ăn sử dụng khác nhau sẽ dẫn tới năng suất chăn nuôi trong các hệ thống là khác nhau. Năng suất chăn nuôi gia cầm thịt trong hệ thống 2 cao hơn so với hệ thống 3.
4.9. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm
4.9.1. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của người chăn nuôi gia cầm. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ lệ nuôi sống đàn gia cầm, chi phí mua con giống, mức tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản phụ thuộc vào số lượng gia cầm được nuôi, tỷ lệ đẻ trứng và những khoản chi phí trong chăn nuôi.
Nhưng thực tế cho thấy yếu tố quan trọng nhất quyết định tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nông hộ lại là sự biến động quá lớn của giá cả, bao gồm cả giá cả đầu vào và giá cả đầu ra. Giá cả đầu vào ở đây chủ yếu là sự biến động về giá của các loại thức ăn, cụ thể hơn là thức ăn công nghiệp và giá sản phẩm đầu ra là gia cầm con 1 ngày tuổi, gia cầm thịt và gia cầm sinh sản bán loại. Để biết được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, kết quả được trình bày trên bảng 11.
Bảng 11: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản
(Đơn vị: 1.000 đồng/lứa) Hệ thống Chỉ tiêu Hệ thống 1 Hệ thống Gà Lương Phượng (n=7) Vịt Super M (n=12) Ngan Pháp (n=11) X X X X Tổng thu/hộ/lứa 210.106 134.813 108.104 2.153 Tổng chi/hộ/lứa 189.188 124.976 101.846 1.613 Chi giống 4.620 2.404 1.636 22 Chi thức ăn 171.730 119.344 95.446 1.271 Chi thú y 1.757 642 655 0 Điện nước 360 221 260 0 Khấu hao 8.600 1.638 2.051 0 Trả lãi ngân hàng 2.121 728 1.799 0 Lợi nhuận/con/lứa 38 15 36 57
Lợi nhuận/10 quả trứng 1,4 -0,02 1,2 8,9
Lợi nhuận/hộ/lứa 20.918 (-17.503- 52.871) 9.837 (-13.955- 32.239) 6.258 (21.657- 22.912) 540 (46 – 1.250)
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, tổng thu chính bao gồm tiền thu từ bán trứng hoặc mang trứng đi thuê ấp sau đó bán gà con và bán gà loại sau khi đẻ. Ngoài ra, trong một số nông hộ còn có thu từ nguồn phân bán cho các hộ trồng rau, cây cảnh hoặc cho xuống ao cá, bón ruộng. Kết quả trình bày trên bảng 11 cho thấy, tổng thu từ chăn nuôi gà sinh sản trong hệ thống 1 là cao nhất với 210.106 nghìn đồng/lứa/hộ, tiếp đến là vịt Super M là 134.183 nghìn đồng, tiếp nữa là ngan Pháp là 108.104. Cuối cùng là hệ thống 3 chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng chỉ là 2.153 nghìn đồng. Tổng chi trong chăn nuôi gia cầm sinh sản bao gồm chi cho con giống, mua thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện nước, chi phí khấu hao chuồng trại và dụng cụ trong chăn nuôi gà và chi phí trả lãi cho ngân hàng. Tổng chi trong chăn nuôi gia cầm sinh sản ở hệ thống 1: là 189.188 nghìn đồng/hộ/lứa với gà, 124.976 nghìn đồng đối với vịt sinh sản và 101.846 nghìn đối với ngan và thấp nhất vẫn là hệ thống 3 với chi phí là 1.613 nghìn đồng. Trong đó, chi phí cho thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 74,9 – 93,14% tổng chi cho chăn nuôi. Cao nhất là gia cầm hệ thống 1 đều trên 80% thậm chí với vịt và ngan tới 92- 93%. Thấp nhất là hệ thống 3 do chăn nuôi nhỏ một phần thức ăn tận dụng được. Chi phí cho mua con giống là 4.620 nghìn đồng đối với gà, vịt là 2.404 nghìn đồng, ngan 1,363 nghìn đồng, chiếm tỉ lệ 1,5 - 2,2% chi phí. Riêng với hệ thống 3 con giống tự túc được. Chi phí tiền điện nước trong tổng chi chiếm từ 1,1% - 1,26% trong hệ thống 1, hệ thống 3 cũng không mất. Chi phí khấu hao trong chăn nuôi gà sinh sản bao gồm chi phí xây dựng chuồng trại, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi gia cầm như máng ăn, máng uống, quạt chống nóng… Chi phí khấu hao chiếm 2,5% – 2,6% tổng chi trong hệ thống 1. Trong chăn