Hoạt động chăn nuôi nói chung, hoạt động chăn nuôi gia cầm nói riêng của người nông dân thường rất đa dạng và mang tính địa phương rất cao. Chính sự khác nhau về các điều kiện sản xuất (như vốn, phương tiện sản xuất, lao động…) giữa các hộ nông dân đã tạo nên sự đa dạng về các hệ thống chăn nuôi. Để có được cái nhìn tổng thể, cũng như nắm bắt được một cách bao quát nhất về tình hình chăn nuôi gia cầm, chúng tôi tiến hành phân kiểu các hệ thống chăn nuôi gia cầm hiện có tại xã Hồng Thái, kết quả được trình bày ở bảng 4.
Số hộ (N) Cơ cấu (%) Số đàn (n) Cơ cấu (%) Chăn nuôi gia cầm
sinh sản (Hệ thống 1) Gà Lương Phượng 4 10,53 4 7,69 Vịt Super M, ngan Pháp 16 42,11 20 38,46 Hỗn hợp gà và vịt, ngan 3 7,89 6 11,54
Chăn nuôi gia cầm thịt (Hệ thống 2) Gà thả vườn 4 10,53 4 7,69 Vịt Super M, ngan Pháp 7 18,42 7 13,46 Chăn nuôi nhỏ lẻ (Hệ thống 3) 4 10,53 11 21,15 Tổng 38 100 52 100
(Nguồn: Số liệu thống kê xã Hồng Thái, 2009)
- Hệ thống 1. Chăn nuôi gia cầm sinh sản bán thâm canh
Trong hệ thống này có 4 tiểu hệ thống là tiểu hệ thống chăn nuôi gà sinh sản, tiểu hệ thống chăn nuôi ngan sinh sản, tiểu hệ thống chăn nuôi vịt sinh sản và tiểu hệ thống chăn nuôi hỗn hợp gia cầm sinh sản
+ Chăn nuôi gà sinh sản: Giống gà được nuôi trong tiểu hệ thống này là gà Lương Phượng bố mẹ hoặc Lương Phượng lai Sasso với quy mô dưới 1000 con/hộ/năm. Trong tiểu hệ thống này, gà được nuôi trong điều kiện tốt về chuồng trại, vệ sinh thú y. Chuồng nuôi được xây kiên cố, tường gạch bao quanh, có độ thông thoáng tự nhiên, có hệ thống quạt chống nóng, nền chuồng được đổ bê tông hoặc được lát bằng gạch và có sử dụng chất độn chuồng. Gà được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc -xin phòng bệnh, nhất là giai đoạn trước khi vào sinh sản. Thức ăn sử dụng trong hệ thống này là thức ăn tự phối trộn.
+ Chăn nuôi ngan Pháp sinh sản: Giống ngan được nuôi trong hệ thống này là ngan Pháp R51, với quy mô dưới 200 con/lứa/hộ. Ngan được nuôi bán
nuôi ngan được đầu tư hạn chế hơn gà sinh sản. Chuồng ngan thường được xây dựng kiên cố phần móng, cao khoảng 0,7 m, phía trên được dùng tre nứa hoặc lưới sắt bao quanh và mái chuồng thường được lợp bằng pro-xi-măng hoặc lợp bằng tre, nứa và phủ bằng rơm rạ ở trên. Ngan ít được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin như trong chăn nuôi gà. Thức ăn được sử dụng trong hệ thống này chủ yếu là thức ăn hỗn hợp kết hợp với sử dụng thóc trong giai đoạn hậu bị. + Chăn nuôi vịt sinh sản.
Chăn nuôi vịt được coi là loại hình chăn nuôi với mức đầu tư hạn chế về con giống, thức ăn và chuồng trại. Quy mô chăn nuôi thường dưới 500 - 1000 con/hộ/lứa. Giống vịt được nuôi trong tiểu hệ thống này là vịt siêu trứng với sức đề kháng cao với dịch bệnh. Vịt được nuôi bán chăn thả, được quây trong ao, kênh mương trong giai đoạn cấm đồng và được chăn thả ban ngày, nhốt vào buổi tối trong các giai đoạn sau thu hoạch của 2 vụ lúa để tận dụng nguồn thức ăn. Nếu chăn thả có thể giảm lượng thức ăn cho ăn từ 10 - 25%. Chuồng trại và chăm sóc vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi vịt khá đơn giản. Chuồng thường được làm bằng tre, nứa và lợp mái bằng các phên nứa, pro-xi-măng hoặc có thể chỉ bằng rơm, rất ít hộ có chuồng xây kiên cố. Trước đây, vịt hầu như không được tiêm phòng các loại vắc-xin phòng bệnh, nhưng chỉ từ 2 năm trở lại đây nhận thức của người chăn nuôi cao hơn và họ đã sử dụng một số loại vắc-xin chính trong chăn nuôi vịt, trong đó có vắc-xin phòng bệnh H5N1. Tuy nhiên, việc phòng bệnh bằng vắc-xin chỉ được sử dụng trong giai đoạn vịt hậu bị, còn trong giai đoạn sinh sản thì vịt không được sử dụng bất cứ loại vắc -xin phòng bệnh nào.
+ Chăn nuôi hỗn hợp giữa gà với vịt, ngan sinh sản.
Đặc điểm của hệ thống này là trong cùng một hộ chăn nuôi có nuôi cả gà và vịt, ngan sinh sản. Các giống gia cầm được nuôi trong hệ thống này là gà Lương Phượng, vịt CV Super M, vịt Bầu Cánh Trắng và ngan Pháp. Các giống
gia cầm này cũng được mua từ các lò ấp tư nhân xung quanh trung tâm vịt Đại Xuyên. Các hộ chăn nuôi tiểu hệ thống này thường có diện tích vườn rộng, có diện tích mặt nước hoặc những hộ có diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi. Gà thường được nuôi trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh tốt, có lưới quây riêng trên bờ ao, hồ. Vịt, ngan thường được nuôi trong điều kiện chuồng trại, vệ sinh phòng bệnh hạn chế hơn hoặc vịt, ngan thường quây trên một phần của cùng một ao, hồ có ngăn cách bằng tấm lưới sắt hoặc ni-lông.
- Hệ thống 2: Chăn nuôi gia cầm thịt bán thâm canh. Đây là hệ thống chăn nuôi với mức đầu tư hạn chế về con giống, thức ăn và chuồng trại trong chăn nuôi. Hệ thống chăn nuôi này được phân thành 2 tiểu hệ thống là chăn nuôi gà thả vườn và chăn nuôi vịt thịt.
+ Chăn nuôi gà thả vườn: Các giống gà được nuôi trong hệ thống này là gà Lương Phượng hoặc gà địa phương như gà Ri, gà Mía. Gà được nuôi nhốt trong chuồng riêng hoặc vừa nuôi nhốt vừa có diện tích vườn chăn thả. Thức ăn được sử dụng chủ yếu là thức ăn công nghiệp trộn với nông sản có sẵn tại địa phương như thóc, ngô, cám gạo. Do sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp nên thời gian nuôi ngắn, khoảng 3,5 tháng. Các hộ chăn nuôi này thường nuôi tăng đàn vào dịp cuối năm, đây là thời điểm mà gà thịt được tiêu thụ nhiều nhất do vào mùa cưới hỏi và nhiều ngày lễ, tết. Các hộ thường không nuôi hoặc nuôi với số lượng ít vào khoảng từ tháng 1 – 2 và từ tháng 5 – 8, vì đây là thời điểm giao mùa, ẩm thấp hoặc nắng nóng, gà nuôi hay bị dịch bệnh và giá gà thịt thường rẻ vào các tháng mùa hè do phải cạnh tranh với vịt thịt mùa vụ. Ưu điểm của hệ thống này là đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, không mất nhiều diện tích chăn nuôi, không đòi hỏi phải có kỹ thuật chăn nuôi cao. Chuồng trại của phương thức chăn nuôi này không lớn nhưng lại đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi, nền chuông lát bằng gạch, hay láng bê-tông, tường bao xây bằng gạch hoặc dùng lưới sắt bao quanh.
+ Chăn nuôi vịt thịt: Các giống vịt được nuôi trong tiểu hệ thống này là giống vịt Bầu Cánh Trắng, vịt siêu thịt Supper M. Đặc điểm của các giống này là thời gian chăn nuôi ngắn khoảng 2 tháng, khối lượng cơ thể lớn khoảng 3 kg với vịt Super M và khoảng 2,2 kg đối với vịt Bầu Cánh Trắng. Đây là những giống phù hợp với thị hiếu của ng ười tiêu dùng. Trước đây, vịt Bầu Cánh Trắng chỉ được nuôi theo 2 vụ lúa, nuôi thả đồng để tận dụng nguồn phụ phẩm trên đồng ruộng, nhưng hiện nay giống vịt này được nuôi gối vụ quanh năm trong nhiều hộ. Vịt thường được nuôi nhốt trên ao hồ hoặc một đoạn mương, cách nuôi này khá đơn giản, gần như không cần đầu tư chuồng trại với chăn nuôi vịt Bầu Cánh Trắng hoặc chuồng nuôi là kiểu chuồng sàn được đóng bằng tre, nứa trên mặt ao, phân và chất thải được dùng để nuôi cá hay bón ruộng.
- Hệ thống 3: Chăn nuôi nhỏ lẻ đây là hệ thống còn khá phổ biến ở nước ta cũng như các xã trong vùng nghiên cứu. Hệ thống này với đặc điểm đặc trưng là quy mô đàn nhỏ, không sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc chỉ sử dụng rất ít trong giai đoạn gia cầm con. Gia cầm thường được thả tự do xung quanh vườn, bờ đê, hay quay trong một diện tích vườn nhỏ. Các giống gia cầm được nuôi trong hệ thống này thường là các giống gà địa phương có chất lượng thịt thơm ngon như gà ri, gà mía.. và các giống vịt thịt, ngan thịt. Chăn nuôi với mục đích tận dụng các sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp trong gia đình. Các hộ chăn nuôi thường ít quan tâm, chăm sóc đến đàn gia cầm hoặc chỉ đơn giản là đếm đầu gia cầm vào mỗi ngày để kiểm tra số lượng. Hệ thống chuồng trại của phương thức chăn nuôi này rất đơn giản, thường làm chuồng sàn bằng tre, nứa, gỗ, các vật liệu phế thải của gia đình đóng lại hoặc tận dụng một góc phía trên của chuồng lợn, nhà bếp. Gia cầm được thả tự do trong sân, vườn hoặc được quây lưới trong môt diện tích nhỏ. Các loài gia cầm được nuôi hỗn hợp trên cùng một diện tích chăn nuôi của nông hộ.