Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 54)

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của người chăn nuôi gia cầm. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỉ lệ nuôi sống đàn gia cầm, chi phí mua con giống, mức tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị

hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản phụ thuộc vào số lượng gia cầm được nuôi, tỷ lệ đẻ trứng và những khoản chi phí trong chăn nuôi.

Nhưng thực tế cho thấy yếu tố quan trọng nhất quyết định tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nông hộ lại là sự biến động quá lớn của giá cả, bao gồm cả giá cả đầu vào và giá cả đầu ra. Giá cả đầu vào ở đây chủ yếu là sự biến động về giá của các loại thức ăn, cụ thể hơn là thức ăn công nghiệp và giá sản phẩm đầu ra là gia cầm con 1 ngày tuổi, gia cầm thịt và gia cầm sinh sản bán loại. Để biết được hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, kết quả được trình bày trên bảng 11.

Bảng 11: Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm sinh sản

(Đơn vị: 1.000 đồng/lứa) Hệ thống Chỉ tiêu Hệ thống 1 Hệ thống Gà Lương Phượng (n=7) Vịt Super M (n=12) Ngan Pháp (n=11) X X X X Tổng thu/hộ/lứa 210.106 134.813 108.104 2.153 Tổng chi/hộ/lứa 189.188 124.976 101.846 1.613 Chi giống 4.620 2.404 1.636 22 Chi thức ăn 171.730 119.344 95.446 1.271 Chi thú y 1.757 642 655 0 Điện nước 360 221 260 0 Khấu hao 8.600 1.638 2.051 0 Trả lãi ngân hàng 2.121 728 1.799 0 Lợi nhuận/con/lứa 38 15 36 57

Lợi nhuận/10 quả trứng 1,4 -0,02 1,2 8,9

Lợi nhuận/hộ/lứa 20.918 (-17.503- 52.871) 9.837 (-13.955- 32.239) 6.258 (21.657- 22.912) 540 (46 – 1.250)

Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, tổng thu chính bao gồm tiền thu từ bán trứng hoặc mang trứng đi thuê ấp sau đó bán gà con và bán gà loại sau khi đẻ. Ngoài ra, trong một số nông hộ còn có thu từ nguồn phân bán cho các hộ trồng rau, cây cảnh hoặc cho xuống ao cá, bón ruộng. Kết quả trình bày trên bảng 11 cho thấy, tổng thu từ chăn nuôi gà sinh sản trong hệ thống 1 là cao nhất với 210.106 nghìn đồng/lứa/hộ, tiếp đến là vịt Super M là 134.183 nghìn đồng, tiếp nữa là ngan Pháp là 108.104. Cuối cùng là hệ thống 3 chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng chỉ là 2.153 nghìn đồng. Tổng chi trong chăn nuôi gia cầm sinh sản bao gồm chi cho con giống, mua thức ăn, chi phí thú y, chi phí điện nước, chi phí khấu hao chuồng trại và dụng cụ trong chăn nuôi gà và chi phí trả lãi cho ngân hàng. Tổng chi trong chăn nuôi gia cầm sinh sản ở hệ thống 1: là 189.188 nghìn đồng/hộ/lứa với gà, 124.976 nghìn đồng đối với vịt sinh sản và 101.846 nghìn đối với ngan và thấp nhất vẫn là hệ thống 3 với chi phí là 1.613 nghìn đồng. Trong đó, chi phí cho thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 74,9 – 93,14% tổng chi cho chăn nuôi. Cao nhất là gia cầm hệ thống 1 đều trên 80% thậm chí với vịt và ngan tới 92- 93%. Thấp nhất là hệ thống 3 do chăn nuôi nhỏ một phần thức ăn tận dụng được. Chi phí cho mua con giống là 4.620 nghìn đồng đối với gà, vịt là 2.404 nghìn đồng, ngan 1,363 nghìn đồng, chiếm tỉ lệ 1,5 - 2,2% chi phí. Riêng với hệ thống 3 con giống tự túc được. Chi phí tiền điện nước trong tổng chi chiếm từ 1,1% - 1,26% trong hệ thống 1, hệ thống 3 cũng không mất. Chi phí khấu hao trong chăn nuôi gà sinh sản bao gồm chi phí xây dựng chuồng trại, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi gia cầm như máng ăn, máng uống, quạt chống nóng… Chi phí khấu hao chiếm 2,5% – 2,6% tổng chi trong hệ thống 1. Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản bán thâm canh, hầu hết các hộ đều phải vay vốn ngân hàng phục vụ cho chăn nuôi gia cầm, tỉ lệ chi trả lãi suất tiền vay ngân hàng chiếm 0,5 - 1,6 % trong hệ thống 1 và trong hệ thống 3 cũng không mất điều này giải thích do chăn nuôi nhỏ lẻ cần không nhiều vốn nên các hộ có thể tự túc về

tài chính được. Chỉ tiêu lợi nhuận/con/lứa đạt trung bình từ 15 - 57 nghìn đồng với các tiểu hệ thống nuôi sinh sản. Lợi nhuận trung bình tính cho 10 quả trứng đẻ ra đạt từ 1,4 nghìn đồng với gà sinh sản, 1,2 – 1,4 nghìn đồng với vịt sinh sản. Do tận dụng được nguồn thức ăn từ gia đình lại không mất tiền mua con giống, không mất tiền chi điện nước, khấu hao, trả lãi ngân hàng…. nên lợi nhuận trong chăn nuôi nhỏ lẻ khá cao tới 8,9 nghìn đồng. Hơn nữa, chăn nuôi với số lượng ít nên thu hập mang lại không nhiều chỉ đủ dùng đa số cho nhu cầu của gia đình. Riêng đối với vịt Super một số đàn đang thua lỗ. Đó là còn chưa tính nhân công gia đình bỏ ra hàng ngày. Điều này được giải thích bởi một số nguyên nhân như: giá cám tăng, vịt Super ăn nhiều hơn ngan và gà, giá con giống khi mua vào cao hơn, cũng do giá đầu ra thấp bởi mỗi một thời điểm khác nhau giá sẽ khác nhau.

Hiệu quả kinh tế đạt được từ chăn nuôi gia cầm sinh sản phụ thuộc lớn vào số lượng gia cầm được nuôi, phụ thuộc vào hiệu quả kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm và giá bán các sản phẩm đầu ra. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi gà sinh sản trong hệ thống 1 là 20.918 nghìn đồng/hộ/lứa, 9.837 nghìn đồng/hộ/lứa trong tiểu hệ thống chăn nuôi vịt đẻ Super và 6.258 nghìn đồng/hộ/lứa với tiểu hệ thống chăn nuôi ngan sinh sản.

Như vậy qua đây có thể thấy hiệu quả trong chăn nuôi không cao thậm chí số đàn còn thua lỗ. Nguyên nhân như đã nói có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chiếm vai trò chủ đạo, chủ yếu, quyết định trực tiếp là sự biến động của giá đầu vào và đầu ra. Trong đó, giá đầu vào phụ thuộc chính vào giá thức ăn và giá đầu ra phụ thuộc chính vào giá bán trứng hoặc giá bán gia cầm giống nếu mang thuê ấp trứng. Ngoài ra, yếu tố quan trọng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi thuỷ cầm sinh sản là giá bán gia cầm sinh sản loại. Đây chính là cơ sở góp phần vào giải thích sự khác nhau về hiệu quả kinh

tế hay lợi nhuận của các hệ thống, tiểu hệ thống, loại gia cầm cũng như của các nông hộ.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w