Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 45)

Trong chăn nuôi, chuồng trại đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế và mức độ an toàn trong phòng chống dịch bệnh, nhất là để giải quyết những vẫn đề về an toàn vệ sinh dịch bệnh cho gia cầm và trên người như giai đoạn hiện nay. Để hiểu rõ hơn về các loại chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm tại vùng nghiên cứu, kết quả được trình bày trên bảng 8.

Bảng 8: Chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm theo các hệ thống (%)

Hệ thống Hệ thống 1 Hệ thống 2 Hệ thống Gà sinh Vịt Super, Gà, vịt, ngan Gà thịt (N=4) Vịt, ngan

(N= 4)

Pháp

(N=16) (N=3) (N=7)

Chuồng kiên cố 100 68,75 66,67 100 14,29 0

Chuồng tre nứa 0 25,00 33,33 0 85,71 25

Chuồng tạm bợ 0 6,25 0 0 0 50

Nhốt chung với gia

súc khác 0 0 0 0 0 25

Kết quả trên bảng 9 cho thấy, chuồng trại trong các tiểu hệ thống chăn nuôi gà sinh sản được đầu tư tốt hơn so với các hệ thống chăn nuôi ngan và vịt. Chuồng nuôi trong hệ thống chăn nuôi gà sinh sản được đầu tư tốt nhất, 100% số hộ trong hệ thống này xây dựng chuồng kiên cố và có đầy đủ các trang thiết bị trong chuồng như máng ăn, máng uống, quạt chống nóng. Gà được nuôi nhốt trong chuồng và không tiếp xúc với các vật nuôi khác cho nên mức độ an toàn sinh học khá cao. Khác với hệ thống chăn nuôi gà, chuồng nuôi trong tiểu hệ thống nuôi ngan sinh sản được đầu tư ít hơn là 68,75% số hộ làm chuồng kiên cố, còn lại 31,25% số hộ nuôi ngan trong chuồng tre nứa và tạm bợ. Gia cầm trong hệ thống này được nuôi riêng rẽ và có diện tích chăn thả riêng, nhưng vẫn có sự tiếp xúc với vật nuôi khác bên ngoài.

Thông thường, vịt nuôi trong tiểu hệ thống này chỉ cần chuồng trại để đẻ trứng vào ban đêm còn ban ngày được chăn thả trên kênh rạch hoặc trên đồng ruộng do vậy có sự tiếp xúc thường xuyên giữa vịt của các hộ chăn nuôi hoặc giữa vịt với loài vật nuôi khác. Trong tiểu hệ thống chăn nuôi hỗn hợp giữa gà với vịt, ngan sinh sản, thường chỉ có chuồng gà được xây dựng kiên cố còn chuồng vịt và ngan chỉ được dựng tre nứa. Tỉ lệ hộ có chuồng kiên cố chiếm 66,67% và chuồng tre nứa chiếm 33,33% trong tiểu hệ thống này. Trong hệ thống này thì các loài gia cầm được nuôi riêng rẽ nhưng có sự tiếp xúc nhau tương đối thường xuyên và đa số có sự tiếp xúc với các vật nuôi khác trong cùng nông hộ. Do vậy, mức độ an toàn sinh học trong hệ thống này là không cao.

Trong hệ thống 2, gà thịt được nuôi trong chuồng trại tốt, xây dựng kiên cố, chiếm tới 100% số hộ. Vịt, ngan thịt trong hệ thống 2 chủ yếu được nuôi trong giai đoạn úm (trên dưới 3 tuần tuổi) trong chuồng trại, giai đoạn sau đó sử dụng không nhiều đến chuồng trại có khi vịt được thả trực tiếp cả ngày và đêm ngoài ao, hồ hoặc kênh mương có bãi quây hoặc trên cả cánh đồng lúa cho đến khi xuất bán. Trong tiểu hệ thống này số hộ có chuồng trại kiên cố chiếm 4,29%, chuồng tre, nứa. Đàn vịt trong tiểu hệ thống này phần lớn được nuôi chăn thả trên đồng và ít được tiêm phòng, cho nên mức độ an toàn sinh học trong hệ thống này là thấp. Khác với hệ thống 1 và hệ thống 2, chuồng trại trong hệ thống 3 ít được đầu tư hơn hoặc có thể tận dụng một góc chuồng lợn, chuồng trâu bò hoặc chỉ cần 1 cái lồng bằng tre nhỏ làm nơi nhốt gia cầm. Chỉ 25% số hộ có chuồng tre lứa, có 50% số hộ nuôi gia cầm trong chuồng tạm bợ, còn lại 25% số hộ không có chuồng riêng cho gia cầm mà nuôi và nhốt gia cầm chung với các vật nuôi khác trong gia đình. Thực tế cho thấy, gia cầm trong hệ thống này thường được nhốt chung trong chuồng lợn hoặc một khoảng diện tích tận dụng nào đó trong gia đình không sử dụng đến, vì vậy điều kiện vệ sinh và mức độ an toàn dịch bệnh rất thấp.

Nhìn chung hệ thống chuồng trại trong các hệ thống chăn nuôi gà có sự đầu tư tốt hơn so với các hệ thống chăn nuôi vịt và ngan. Trong cùng một loài gia cầm được nuôi thì chuồng trại cho chăn nuôi gia cầm sinh sản tốt hơn so với chăn nuôi gia cầm thịt. Hệ thống chuồng trại được đầu tư tốt nhất trong hệ thống chăn nuôi gà sinh sản và kém nhất là hệ thống chăn nuôi vịt thịt và hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w