Thông tin chung về các nông hộ điều tra

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 40)

Các thông tin chung về chủ hộ như tuổi chủ hộ, trình độ văn hoá, các nguồn lực gia đình như số lao động chính, diện tích đất canh tác, diện tích ao, vườn… là những nhân tố chính có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định lựa chọn các loại hình, loài vật nuôi, quy mô chăn nuôi khác nhau giữa các nông hộ trong vùng. Đây là những yếu tố tạo ra sự đa dạng của các hệ thống chăn nuôi gia cầm. Để hiểu rõ hơn về các nông hộ điều tra ở các hệ thống chăn nuôi gia cầm, kết quả được trình bày trên bảng 5.

Bảng 5. Thông tin chung về các nông hộ theo dõi theo các hệ thống

Hệ thống Hệ thống 1 Hệ thống 2 Hệ thống 3 Gà SS (N=4) Thủy cầm SS (N=16) Gà, thủy cầm SS (N=3) Gà thịt (N=4) Thủy cầm thịt (N=7) Tuổi chủ hộ (tuổi) 53,00 47,38 41,67 45,25 51,43 57,75 Trình độ văn hoá (năm đi học) 4,50 5,88 5,33 6,00 5,86 6,50 Số khẩu (người/hộ) 4,00 4,44 4,33 4,00 5,14 5,00 LĐ chính (người/hộ) 2,50 2,56 3,00 1,75 3,29 3,75 DT đất NN (sào/hộ) 4,50 6,56 7,33 6,13 6,50 6,13 DT vườn, ao (sào/hộ) 0,97 5,97 1,76 1,28 3,78 0,71 KN chăn nuôi (năm) 11,00 9,63 8,33 11,50 11,57 15,00

Ghí chú: N là số hộ theo dõi

Tuổi của chủ hộ có liên quan rất lớn đến sức lao động, kinh nghiệm chăn nuôi, tính mạnh dạn trong đầu tư và tính nhanh nhạy trong tiếp thu kỹ thuật mới. Kết quả trình bày trên bảng 5 cho thấy, tuổi trung bình của chủ hộ trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm đều đang trong độ tuổi lao động, đang có nhu cầu lớn về tiền mặt cho các sinh hoạt trong gia đình như con cái đi học, con cái trưởng thành…Tuổi trung bình của chủ hộ trong hệ thống chăn nuôi gia cầm sinh sản từ

thống chăn nuôi gia cầm thịt trẻ hơn, trung bình từ 45,25 - 51,43 tuổi và kinh nghiệm chăn nuôi gia cầm lại tương đương, đều trung bình trong khoảng trên dưới 11 năm.

Đối với các hộ chăn nuôi gia cầm thịt nhất là với số lượng lớn có thể do nguồn vốn hạn chế nhưng trong tình hình dịch bệnh và thời giá thay đổi thất thường như hiện nay việc tính toán thời điểm cho ra sản phẩm cũng là một trong các nguyên nhân khiến các chủ nông hộ này chọn gia cầm thịt để nuôi chứ chưa vào gia cầm đẻ.

Tuổi trung bình của chủ hộ ở hệ thống 3 là cao nhất, trung bình 57,75 tuổi. Đây cũng là nhóm nông hộ có thâm niên chăn nuôi gia cầm khá cao. Nhưng họ chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ mang tính tận dụng là chính. Điều này được giải thích do tuổi cao, con cái đã trưởng thành, bên cạnh việc sức khoẻ hạn chế thì những nhu cầu các khoản tiền mặt lớn cũng giảm xuống do vậy việc chăn nuôi chỉ mang tính tận dụng các nguồn phụ phẩm trong gia đình và có thêm tiền mặt phục vụ cho nhu cầu của gia đình.

Diện tích vườn, ao cũng góp phần rất lớn trong quyết định tới số lượng thủy cầm của các nông hộ. Diện tích vườn, ao, lớn nhất là hệ thống chăn nuôi vịt, ngan sinh sản là 5,97 sào/hộ tiếp theo là hệ thống chăn nuôi vịt ngan thịt với điện tích vườn, ao là 3,37 sào/hộ. Diện tích vườn, ao, của các nông hộ chăn nuôi thủy nhỏ hơn chăn nuôi thủy cầm thịt thường ngắn ngày từ 55 - 75 ngày nên có thể chọn được thời điểm nuôi tận dụng chăn thả ngoài đồng sau vụ gặt hay thời điểm lúa cứng cây đang sinh trưởng chưa ra bông. Vì vậy không nhiều diên tích ao hồ quanh năm như chăn nuôi thủy cầm sinh sản. Thấp nhất là hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ trung bình là 0,71 sào do số lượng chăn nuôi ít nên diện tích vườn, ao không cần nhiều.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w