Trong cơ cấu kinh tế của các nông hộ thì trồng trọt nhằm đảm bảo nguồn lương thực cho gia đình và một phần dư thừa dùng để chăn nuôi. Còn các nguồn thu nhập tiền mặt chủ yếu trong nông hộ là từ chăn nuôi hoặc các khoản thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. Ngoài chăn nuôi gia cầm, các nông hộ có thể kết hợp với việc chăn nuôi các loài gia súc khác như chăn nuôi lợn hay chăn nuôi trâu bò tùy thuộc vào nguồn lao động, nguồn vốn, diện tích hay các nhu cầu khác của gia đình. Để hiểu rõ hơn về tình hình chăn nuôi nói chung cũng như chăn nuôi gia cầm nói riêng trong các nông hộ điều tra, kết quả được trình bày trên bảng 6.
Bảng 6. Số lượng gia súc, gia cầm trong các nông hộ theo dõi theo các hệ thống chăn nuôi (con/hộ/lứa)
Hệ thống Chỉ tiêu Hệ thống 1 Hệ thống 2 Hệ thống 3 (N=4) Gà SS (N=4) Thủy cầm SS (N=16) Gà, thủy cầm SS (N=3) Gà thịt (N=4) Thủy cầm thịt (N=7) Gà sinh sản 402 0 567 0 0 18 Ngan sinh sản 0 160 157 0 0 0 Vịt sinh sản 0 210 167 0 0 0 Gà thịt 0 0 0 325 0 31 Ngan thịt 0 0 0 0 265 0 Vịt thịt 0 68 0 0 470 19
Bảng 6 cho thấy gà sinh sản thuộc tiểu hệ thống chăn nuôi hỗn hợp gà, thủy cầm của hệ thống 1 được chăn nuôi với số lượng lớn nhất là 567 con, đứng thứ 2 là chăn nuôi vịt thịt thuộc tiểu hệ thống thủy cầm thịt thuộc hệ thống 2 với số lượng đạt 470 con, tiếp theo là chăn nuôi gà sinh sản thuộc tiểu hệ thống chăn nuôi gà sinh sản của hệ thống 1 là 402 con…Đứng cuối cùng là các loại hình chăn nuôi của hệ thống 3 hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ.
Đối với gia cầm sinh sản nói riêng, gà sinh sản được nuôi với số lượng lớn nhất 987 con, lớn hơn các loại gia cầm sinh sản khác (377 con đối với vịt,
nuôi lại không tốn thêm diện tích ao thả như nuôi thủy cầm sinh sản. Điều này phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nhiều nông hộ có diện tích chăn nuôi nhỏ hay không có ao hồ.
Gia cầm thịt cũng được chăn nuôi khá nhiều do chăn nuôi thịt cần vốn ít hơn, thời gian chăn ngắn nhanh thu hồi vốn hơn chăn nuôi gia cầm sinh sản. Phù hợp với các nông hộ có ngồn vốn ngắn, hay chăn nuôi theo hình thức “lấy ngăn nuôi dài” tức là dùng thu nhập từ chăn nuôi gia cầm thịt để đầu tư tiếp cho chăn nuôi gia cầm sinh sản.
Tuy nhiên nhìn tổng thể thì tổng số lượng gia cầm sinh sản được chăn vẫn nhiều hơn tổng số lượng gia cầm thịt trong các nông hộ (1599 gia cầm sinh sản so với 1178 gia cầm thịt). Bởi đây là vùng sản xuất con giống, chuyên bán con giống là chủ yếu. Gia cầm nuôi thịt chỉ được nuôi vào một số thời điểm trong năm.
Số lượng gia cầm trong hệ thống 3 thường rất ít so với hệ thống 1 và hệ thống 2. Do đây là loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ, mang tính tận dụng, mục đích chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của gia đình là chính, không mang nhiều tính thương mại.
Như vậy, chăn nuôi gia cầm sinh sản chiếm tỷ lệ lớn trong chăn nuôi gia cầm của xã Hồng Thái, gia cầm thịt được chăn nuôi mang tính thời vụ, tranh thủ nguồn vốn ngắn. Số lượng gia cầm trong chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm số lượng
không đáng kể so với số lượng gia cầm chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh. Đây là nét đặc thù riêng của vùng chuyên sản xuất con giống.