PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 27)

Dựa vào điều kiện tự nhiên và sự đa dạng của các loài gia cầm được nuôi tại vùng nghiên cứu. Tại xã nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các hộ có nuôi các loài gia cầm khác nhau để điều tra. Để đảm bảo vừa có thể đa dạng hoá các hệ thống chăn nuôi gia cầm, vừa có thể đáp ứng được độ tin cậy của mẫu nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu tối thiểu 4 nông hộ tối đa 20 cho mỗi hệ thống chăn nuôi gia cầm, trong mỗi một hệ thống chúng tôi lại chia nhỏ thành các tiểu hệ thống nhỏ hơn với số mẫu từ 3 cho đến 16 nông hộ. Bộ câu hỏi bán cấu trúc là bộ câu hỏi gồm các câu hỏi mở để người trả lời tự đưa ra các phương án trả lời. Việc xây dựng bộ câu hỏi được dựa vào các nội dung cần nghiên cứu và đáp ứng được các mục đích nghiên cứu.

Bộ câu hỏi sau khi xây dựng xong cần được điều tra thử tại vùng nghiên cứu. có 2 bộ câu hỏi được sử dụng trong quá trinh điều tra. Các thông tin được dự kiến thu được thông qua 2 bộ câu hỏi bao gồm:

+ Các chỉ tiêu mang tính hệ thống bao gồm các loài gia cầm được nuôi, các thông tin về người chăn nuôi hay chủ hộ (tuổi, trình độ văn hoá, kinh nghiệm..) và diện tích đất sản xuất cũng như diện tích đất dành cho chăn nuôi.

+ Các chỉ tiêu kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm bao gồm : - Số con/lứa/hộ, số lứa/hộ/năm, thời gian nuôi (tháng/lứa)

- Tỷ lệ nuôi sống đến 21 tuần tuôi (%) = số con sống đến 21 tuần tuổi/ số con được nuôi * 100

- Tỷ lệ đẻ (%) = số trứng thu được trong 1 ngày/ tổng số con cả đàn*100 - Khối lượng bán (kg/con)

- Tổng khối lượng xuất bán (kg/lứa/hộ) = khối lượng bán/con * số con được nuôi * tỷ lệ nuôi sống.

- Sản lượng trứng/mái/lứa

- Sản lượng trứng/đàn/lứa = sản lượng trứng/mái * số mái/đ àn

- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng = Lượng thức ăn tiêu tốn trong thời gian đẻ/ sản lượng trứng cả đàn *10

- Chi phí thức ăn/10 quả trứng = Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng * giá thức ăn.

- TTTA/kg TT = lượng thức ăn tiêu tốn trong thời gian nuôi/ Khối lượng bán cả đàn.

- Chi phí thức ăn/kg TT = TTTA cho 1 kg TT* giá thức ăn.

- Các chỉ tiêu về tình hình dịch bệnh, tình hình sử dụng thức ăn, chuồng trại trong chăn nuôi gia cầm... Việc phân loại các hệ thống chăn nuôi gia cầm phụ thuộc vào nhiếu yếu tố như loài, giống gia cầm được nuôi và mức độ thâm canh trong chăn nuôi gia cầm của nông hộ. Các số liệu thu được trong quá trình điều tra được xử lý trên phần mềm Excel 2003. Các chỉ tiêu năng suất chăn nuôi được tính bao gồm: dung lượng mẫu điều tra (n), trung bình mẫu ( X ), sai số tiêu chuẩn (SE), hệ số biến động của số trung bình (Cv%).

Việc tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm được áp dụng theo các công thức sau:

Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi

Tổng thu = Tiền bán sản phẩm theo giá bán thực tế của nông hộ (gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ)

Tổng chi = Chi phí trung gian + Khấu hao + Chi phí tài chính + Thuê lao động (nếu có) + Thuế (nếu có), trong đó:

- Chi phí trung gian gồm: thức ăn, giống, thuốc thú y, điện nước, độn chuồng.

- Khấu hao: gồm khấu hao chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. - Chi phí tài chính: lãi suất ngân hàng vay phục vụ chăn nuôi. - Chi phí lao động: trả lương cho lao động làm thuê.

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ XÃ HỒNG THÁI

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hồng Thái

Xã Hồng Thái nằm ở phía đông huyện Phú Xuyên, cách trung tâm huyện khoảng 10 km. Xã có vị trí địa giới phía Tây bắc giáp xã Thụy Phú, phía Đông là sông Hồng, giáp gianh huyện Châu Giang (tỉnh Hưng Yên); phía Nam giáp Khai Thái, phía Tây giáp xã Nam Triều.

Xã có ba thôn là Duyên Trang, Duyên Yết và Lạt Dương với tổng diện tích đất tự nhiên của xã 895,62 ha, trong đó đất nông nghiệp là 505,90 ha, chiếm tỷ lệ 56,50%. Là một xã thuần nông, với diện tích đất trồng lúa chiếm 60,3% diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất trồng màu chiếm 29,6% diện tích đất nông nghiệp. Xã có diện tích thả cá tương đối lớn, chiếm 10,1% diện tích đất nông nghiệp (Bảng 1).

Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất đai của Xã Hồng Thái

Loại đất Đơn vị Diện tích Cơ cấu (%)

Diện tích đất tự nhiên Ha 895,6

2

100 Diện tích đất nông nghiệp Ha 505,9

0 56,4 9 Trong đó: Diện tích trồng lúa Đất trồng màu Nuôi trồng thuỷ sản Ha 305,2 0 60,3 3 Ha 149,5 8 29,5 7 Ha 51,12 10,1 0

Diện tích đất phi nông nghiệp Ha 389,7 2

43,5 1

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Hồng Thái là xã có nền đất Phù xa màu mỡ nên rất phù hợp với phát triển nông nghiệp chuyên canh, đặt biệt sau khi có sự chuyển dịch cơ cấu của việc dồn ô đổi thửa, diện tích nông nghiệp của người dân được quy tụ về thành từng diện tích lớn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế của mình. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp toàn xã trong năm 2009 đạt xấp xỉ 7%. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững theo xu hướng giảm diện tích trồng lúa chuyển sang phát triển trang trại, dành quỹ đất để sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) toàn xã năm 2009 đạt 80,32 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người năm 2009 đạt 9,7 triệu đồng/người/năm. Bảng 2 trình bày điều kiện kinh tế xã hội của xã Hồng Thái.

Bảng 2: Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hồng Thái

Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Cơ cấu(%)

Tổng số nhân khẩu người 6.824 100

Người trong độ tuổi lao động người 3.825 56,05

Mật độ dân số ng./km2 762 -

Tốc độ gia tăng dân số % - 0,96

Tổng số hộ hộ 1.815 100

Loại hộ

Hộ thuần nông nghiệp hộ 1.167 64,30

Hộ chăn nuôi cá hộ 71 3,90

Hộ có hoạt động phi nông hộ 577 34,80

Mức kinh tế

Hộ khá, giàu hộ 848 46,72

Hộ trung bình hộ 695 38,3

Hộ nghèo hộ 272 14.98

Thu nhập bình quân đầu người (1.000 đồng)

năm 11.000 -

Sản lượng lương thực quy thóc/người/năm

kg 620 -

Theo số liệu thống kê của xã, toàn xã có 6.824 khẩu và số người trong độ tuổi lao động có 3.825 người chiếm 56,03%, mật độ dân số là 762 người/km2, số hộ làm nông nghiệp là 1.167 hộ chiếm 64,3%, số hộ có diện tích đất chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang chăn nuôi có 71 hộ chiếm 3,9%, số hộ làm công nhân chiếm 10,3% và số hộ hoạt động trong các ngành dịch vụ, thương nghiệp chiếm 24,5%. Vì trong xã hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn còn khá cao 14,98% đây là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền của xã Hồng Thái cần cố gắng tìm ra phương hướng phát triển kinh tế cho người dân để nâng cao đời sống cho nhân dân trong xã.

4.1.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

* Hệ thống giao thông

Hồng Thái là một xã có hệ thống giao thông khá thuận lợi, bao gồm cả đường bộ và đường thủy. Hệ thống đường bộ chủ yếu chạy dọc theo đê sông Hồng đường đã được bê tông hóa từ lâu, đường khá rộng có thể đảm bảo cho xe trọng tải lưu thông. Từ đây có thể đi dọc ngược đê lên huyện Thường Tín, tới Lĩnh Lam – Gia Lâm. Ngoài ra khoảng cách 5 km cũng không phải là xa để các phương tiện giao thông có thể lên đường quốc lộ 1A và đường cao tốc 1B đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ chạy qua trung tâm huyện – đây là tuyến đường thông suốt từ Hà Nội đến các tỉnh phía nam lối kết từ miền Bắc vào miền Trung, miền Nam. Tuyến đường sắt Bắc – Nam với ga Phú Xuyên nằm trung tâm huyện và ga Tía thuộc huyện Thường Tín nhưng cũng gần với trung tâm huyện Phú Xuyên nên thuận tiện cho vận tải hàng hoá, đi lại từ Hà Nội về huyện hoặc từ huyện đi các các tỉnh thành phía Nam. Tất cả đều khá thuận lợi cho buôn bán và đi lại của người dân. Ngoài ra mạng giao thông đường bộ còn nhiều con đường liên thôn, liên xã khá rộng rãi và cũng đã được bê tông hóa gần như hoàn toàn. Do xã nằm bên bờ sông Hồng nên mạng lưới giao thông đường thuỷ dọc theo sông Hồng cũng khá phát triển, thuận tiện cho khai thác, vận chuyển hàng hoá

và đi lại của người dân từ huyện sang các huyện khác như huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên

* Điều kiện phúc lợi khác

Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất phát triển kinh tế, xã cũng đặc biệt đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ công tác giáo dục và chăm lo sức khoẻ, đời sống tinh thần của nhân dân. Xã đã có trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế, loa truyền thanh, tủ sách pháp luật và trung tâm văn hóa bưu điện. Cứ 100 dân có 7,2 máy điện thoại cố định. Số cán bộ y tế trên 1.000 dân là 1,6 nhưng mới chỉ có 0,5 bác sỹ trên 1.000 dân. 100% số dân trong xã đã có điện lưới quốc gia và nhiều chợ họp hàng ngày phục vụ cho đời sống và sinh hoạt của người dân.

4.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

* Hoạt động trồng trọt

Do có nền phù xa màu mở rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây lương thực nên cây lúa là cây trồng chủ đạo trong hoạt động trồng trọt trên địa bàn huyện. Ngoài trồng hai vụ lúa, vụ đông với các loại cây trồng như đậu tương, ngô và các loại rau màu mang lại nguồn thu quan trọng cho nhiều nông hộ trong xã. Cơ cấu thu nhập từ ngành trồng trọt chiếm khoảng 30 - 35% trong tổng cơ cấu từ trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ của xã. Do có nền chăn nuôi khá phát triển kéo theo là hàng loạt các dịch vụ đi kèm theo nó nên trồng trọt chỉ mang tính tự cung tự cấp lương thực trong hộ gia đình và một phần dư thừa được dùng cho chăn nuôi. Sản xuất trồng trọt mang tính hàng hoá thấp.

* Hoạt động chăn nuôi

Trong cơ cấu ngành nông nghiệp của xã Hồng Thái, thu nhập từ chăn nuôi từ năm 2000 năm 2010 liên tục tăng. Trong 5 năm trở lại đây luôn chiếm 53 - 55% thu nhập của toàn xã. Trong đó, nguồn thu nhập từ chăn nuôi, ấp nở con giống gia cầm và chăn nuôi cá đóng một vai trò quan trọng trong thu nhập từ

chăn nuôi của xã. Với lợi thế là một xã có đồng chiêm trũng, diện tích mặt nước lớn lại gần với Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã đặc biệt thúc đẩy ngành chăn nuôi thú y cầm phát triển. Vịt, ngan Đại Xuyên đã là một thương hiệu được nhiều người chăn nuôi biết đến. Để hiểu rõ hơn về tình hình chăn nuôi xã từ năm 2007 – 2009, kết quả được trình bày trên bảng 3.

Bảng 3: Tình hình chăn nuôi gia cầm của xã Hồng Thái từ 2007 – 2009

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số lượng (con) Cơ cấu (%) Số lượng (con) Cơ cấu (%) Số lượng (con) Cơ cấu (%) Đàn gà 36.819 35,32 41.776 45,78 41.500 41,86 Đàn ngan Pháp 29.111 27,92 28.224 30,93 44.250 44,63 Đàn vịt 38.330 36,76 21.263 23,29 13.300 13,51 Tổng đàn 104.260 100,00 91.263 100,00 99.150 100,00

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Hồng Thái, 2009)

4.3. Phân loại các loại hình chăn nuôi gia cầm tại xã

Hoạt động chăn nuôi nói chung, hoạt động chăn nuôi gia cầm nói riêng của người nông dân thường rất đa dạng và mang tính địa phương rất cao. Chính sự khác nhau về các điều kiện sản xuất (như vốn, phương tiện sản xuất, lao động…) giữa các hộ nông dân đã tạo nên sự đa dạng về các hệ thống chăn nuôi. Để có được cái nhìn tổng thể, cũng như nắm bắt được một cách bao quát nhất về tình hình chăn nuôi gia cầm, chúng tôi tiến hành phân kiểu các hệ thống chăn nuôi gia cầm hiện có tại xã Hồng Thái, kết quả được trình bày ở bảng 4.

Số hộ (N) Cơ cấu (%) Số đàn (n) Cơ cấu (%) Chăn nuôi gia cầm

sinh sản (Hệ thống 1) Gà Lương Phượng 4 10,53 4 7,69 Vịt Super M, ngan Pháp 16 42,11 20 38,46 Hỗn hợp gà và vịt, ngan 3 7,89 6 11,54

Chăn nuôi gia cầm thịt (Hệ thống 2) Gà thả vườn 4 10,53 4 7,69 Vịt Super M, ngan Pháp 7 18,42 7 13,46 Chăn nuôi nhỏ lẻ (Hệ thống 3) 4 10,53 11 21,15 Tổng 38 100 52 100

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Hồng Thái, 2009)

- Hệ thống 1. Chăn nuôi gia cầm sinh sản bán thâm canh

Trong hệ thống này có 4 tiểu hệ thống là tiểu hệ thống chăn nuôi gà sinh sản, tiểu hệ thống chăn nuôi ngan sinh sản, tiểu hệ thống chăn nuôi vịt sinh sản và tiểu hệ thống chăn nuôi hỗn hợp gia cầm sinh sản

+ Chăn nuôi gà sinh sản: Giống gà được nuôi trong tiểu hệ thống này là gà Lương Phượng bố mẹ hoặc Lương Phượng lai Sasso với quy mô dưới 1000 con/hộ/năm. Trong tiểu hệ thống này, gà được nuôi trong điều kiện tốt về chuồng trại, vệ sinh thú y. Chuồng nuôi được xây kiên cố, tường gạch bao quanh, có độ thông thoáng tự nhiên, có hệ thống quạt chống nóng, nền chuồng được đổ bê tông hoặc được lát bằng gạch và có sử dụng chất độn chuồng. Gà được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc -xin phòng bệnh, nhất là giai đoạn trước khi vào sinh sản. Thức ăn sử dụng trong hệ thống này là thức ăn tự phối trộn.

+ Chăn nuôi ngan Pháp sinh sản: Giống ngan được nuôi trong hệ thống này là ngan Pháp R51, với quy mô dưới 200 con/lứa/hộ. Ngan được nuôi bán

nuôi ngan được đầu tư hạn chế hơn gà sinh sản. Chuồng ngan thường được xây dựng kiên cố phần móng, cao khoảng 0,7 m, phía trên được dùng tre nứa hoặc lưới sắt bao quanh và mái chuồng thường được lợp bằng pro-xi-măng hoặc lợp bằng tre, nứa và phủ bằng rơm rạ ở trên. Ngan ít được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin như trong chăn nuôi gà. Thức ăn được sử dụng trong hệ thống này chủ yếu là thức ăn hỗn hợp kết hợp với sử dụng thóc trong giai đoạn hậu bị. + Chăn nuôi vịt sinh sản.

Chăn nuôi vịt được coi là loại hình chăn nuôi với mức đầu tư hạn chế về con giống, thức ăn và chuồng trại. Quy mô chăn nuôi thường dưới 500 - 1000 con/hộ/lứa. Giống vịt được nuôi trong tiểu hệ thống này là vịt siêu trứng với sức đề kháng cao với dịch bệnh. Vịt được nuôi bán chăn thả, được quây trong ao, kênh mương trong giai đoạn cấm đồng và được chăn thả ban ngày, nhốt vào buổi tối trong các giai đoạn sau thu hoạch của 2 vụ lúa để tận dụng nguồn thức ăn. Nếu chăn thả có thể giảm lượng thức ăn cho ăn từ 10 - 25%. Chuồng trại và chăm sóc vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi vịt khá đơn giản. Chuồng thường được làm bằng tre, nứa và lợp mái bằng các phên nứa, pro-xi-măng hoặc có thể chỉ bằng rơm, rất ít hộ có chuồng xây kiên cố. Trước đây, vịt hầu như không được tiêm phòng các loại vắc-xin phòng bệnh, nhưng chỉ từ 2 năm trở lại đây nhận thức của người chăn nuôi cao hơn và họ đã sử dụng một số loại vắc-xin

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm trong các nông hộ tại xã hồng thái – huyện phú xuyên – hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w