Quy hoạch phát triển Thành Phố

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 84)

1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và tác động của nó đến việc làm của

4.1.1. Quy hoạch phát triển Thành Phố

Theo Quyết định số 4451QĐ-TTG ngày 07/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hƣớng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Trì đƣợc xác định là một trong 12 đô thị trung tâm vùng của cả nƣớc.

Trong những năm qua, thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND thành phố Việt Trì đã chỉ đạo các ngành chức năng tiếp tục "Triển khai việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã đƣợc phê duyệt cho phù hợp với tình hình mới". Trên cơ sở thực hiện các quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, quy hoạch xây dựng đến năm 2020 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, trong một thời gian ngắn, thành phố Việt Trì đã có nhiều thay đổi to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trên lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị, tạo tiền đề quan trọng để Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTG ngày 4/5/2012 công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ. Tại Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 10/10/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Việt Trì trong thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc đã xác định phƣơng hƣớng: Xây dựng thành phố Việt Trì trở thành một trong những đô thị lớn của cả nƣớc, là đô thị trung tân vùng đông bắc với vai trò là trung tâm công nghiệp, thƣơng mại du lịch và dịch vụ; là thành phố du lịch, lễ hội nơi cội nguồn dân tộc.

Để thực hiện phƣơng hƣớng, mục tiêu trên, Thành uỷ Việt Trì đã có quan điểm chỉ đạo:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh, tiếp tục đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh các ngành sản xuất, du lịch, dịch vụ, xuất khẩu; xây dựng thành phố phát triển tƣơng xứng với tầm vóc là trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực miền Bắc, có tác động lan toả đối với sự phát triển của các tỉnh lân cận, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai.

Rõ ràng việc đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH đang không chỉ là đòi hỏi mang tính nội tại, tự thân của Việt trì mà còn là yêu cầu, sự thúc ép trong sự chuyển động chung của vùng và của cả khu vực. Theo những dự báo về xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội, những quan hệ liên vùng của Việt trì với các vùng xung quanh, nhất là sụ liên kết phát triển với Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai đang là một nhu cầu tất yếu cần đƣợc quan tâm xúc tiến. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc mở rộng liên kết mọi mặt của thành phố Việt Trì.

Dự báo quy hoạch phân khu chức năng của đô thị Việt Trì bao gồm cả khu trung tâm và ngoại vi nhƣ sau:

+ Khu vực I: Khu vực trung tâm: Phƣờng Gia Cẩm, Phƣờng Tân Dân, Phƣờng Nông Trang có diện tích tự nhiên 268 ha, Chức năng chính của khu vực này là trung tâm chính trị, thƣơng mại, dịch vụ và du lịch, đầu mối giao thông liên vùng của toàn thành phố. Thuộc quy hoạch của các dự án đƣờng Hòa Phong kéo dài đoạn E4- E7, đƣờng Mai An Tiêm, khu công viên Văn Lang, khu đồng Lạc Ngàn, Đƣờng Nguyễn Tất Thành; đƣờng Nguyễn Du, các tuyến giao thông thuộc quy hoạch khu tái định cƣ Mẻ Quàng, khu đô thị mới Minh Phƣơng; đƣờng Hoàng Hoa Thám.

+ Khu vực II: Phƣờng Vân Cơ, phƣờng Vân Phú, xã Thụy Vân có diện tích tự nhiên 986, t ha, dự kiến phân bố 1 4 - 1 6 nghìn dân. Bố trí sản xuất chính khu vực này là khu công nghiệp Thụy Vân, là địa phƣơng có khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Phú Thọ.Thuộc quy hoạch của một số dự án: đƣờng Nguyễn Tất Thành, dự án mở rộng khu đô thị Minh Phƣơng giai đoạn 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Khu vực III: Phƣờng Bạch Hạc và xã Trƣng Vƣơng, với diện tích tự nhiên 67 1 ,26 ha, là xã phƣờng có thế mạnh trong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. Là địa bàn thuộc quy hoạch: dự án Khu Giãn dân Phong châu giai đoạn II; cải tạo, nâng cấp đƣờng Cho Đồng Tử.

Ngoài ra, trong mỗi khu vực, mỗi khu phố nhu cầu cải tạo lại mạng lƣới cơ sở hạ tầng, quy hoạch chỉnh trang đô thị cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, hàng loạt các dự án sắp đƣợc triển khai quá trình này sẽ làm biến đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu dân cƣ và dẫn đến việc lan toả nhu cầu mở rộng thành phố.

4.1.2. Dự báo biến động đất thu hồi cho CNH- HĐH và Đô thị hóa và Tác động qui hoạch đến mức sống các hộ dân

Bảng 4.1. Dự báo quỹ đất thu hồi trong giai đoạn đến năm 2020 Khu vực Diện tích đất thu hồi (m2) Số hộ bị thu hồi đất

Khu vực I 18.640 168

Khu vực II 580.000 1723

Khu vực III 470.000 1321

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì

Với dự báo về số hộ và quỹ đất bị thu hồi ta thấy cuộc sống của ngƣời dân vùng bị thu hồi đất, vùng giải tỏa, di rời sẽ gặp một số vấn đề sau:

Một là, với việc triển khai các chƣơng trình, dự án phát triển của thành phố Việt Trì đến năm 2020, trong những năm tiếp theo sẽ có hàng chục nghìn hộ gia đình cùng với hàng trăm nghìn nhân khẩu phải di dời, tái định cƣ. Quá trình di dân, tái định cƣ không chỉ diễn ra ở cộng đồng dân cƣ ngoại thành theo xu hƣớng tất yếu của đô thị hóa mà có cả dân cƣ ở nội thành, những nơi chƣa đƣợc chỉnh trang đô thị. Vì vậy, cơ cấu thành phần xã hội nhóm dân chuyển cƣ sẽ đa dạng về nghề nghiệp, lứa tuổi, lối sống, văn hóa... Chƣơng trình di dời giải tỏa, tái định cƣ còn tiếp tục trong nhiều năm tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hai là, với tiềm năng, thế mạnh phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp rất thuận lợi nên trong những năm tới, cơ cấu kinh tế của thành phố việt Trì sẽ chuyển từ công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngƣ nghiệp sang cơ cấu: Dịch vụ - công nghiệp - nông, lâm, ngƣ nghiệp. Để thực hiện chiến lƣợc phát triển đó phải tiếp tục quy hoạch, cải tạo đô thị. Khu vực nội thành sẽ đƣợc sắp xếp, kiến tạo gắn với chức năng thƣơng mại, dịch vụ, du lịch và các trung tâm công nghiệp. Ở khu vực ngoại thành, trong tƣơng lai, bên cạnh việc coi trọng phát triển nông - lâm, ngƣ nghiệp, thành phố sẽ quan tâm đầu tƣ phát triển dịch vụ, du lịch.

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ ảnh hƣởng đến cơ cấu ngành nghề, việc làm và mức sống của cộng đồng dân cƣ thành phố Việt Trì nói chung và nhóm dân di dời, giải tỏa, tái định cƣ nói riêng. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế một mặt sẽ tạo ra nhiều việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao, mặt khác cũng có thể đem đến những thách thức, khó khăn cho ngƣời dân trong việc chuyển đổi ngành nghề.

Ba là, dƣới tác động của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa và chủ trƣơng, chính sách của thành phố Việt Trì giao đất ở cho hộ gia đình trong diện giải tỏa, tái định cƣ cả trƣờng hợp chính chủ và tách hộ. Vì vậy, quy mô gia đình sẽ biến đổi theo hƣớng gia đình nhỏ, ít thế hệ ngày càng tăng.

Bốn là, số dân đã tái định cƣ sẽ ổn định dần về mọi mặt; số dân sẽ di dời, tái định cƣ cũng sẽ nhanh chóng ổn định hơn khi ngày càng có sự hoàn thiện về cơ chế chính sách và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của dân chuyển cƣ sẽ dần nâng cao song song với việc chuyển nghề nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Chi tiêu của ngƣời dân sau tái định cƣ còn tăng mạnh, nhất là khi họ phải trả tiền đất. Nhƣng chi tiêu cho đời sống cũng sẽ thay đổi theo hƣớng tích cực, trong đó mức chi cho ăn uống đạt ngang mức trung bình của thành phố và các chi tiêu cho học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí sẽ gia tăng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm là, nghề nghiệp, việc làm cho dân chuyển cƣ vẫn là bài toán cần giải đáp. Môi trƣờng sống và trang bị đồ dùng gia đình sẽ tiếp tục đƣợc cải thiện. Song điều cần đƣợc chú ý là công tác quy hoạch chi tiết trong từng khu tái định cƣ phải đảm bảo tính đồng bộ và tiện ích hơn.

Trên đây là một số dự báo về xu hƣớng biến đổi của nhóm dân di dời, giải tỏa, tái định cƣ và mức sống của họ trong thời gian trƣớc mắt và lâu dài. Đây là một cơ sở quan trọng để xác định các giải pháp để góp phần nâng cao mức sống cho nhóm xã hội này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 84)