Các chỉ tiêu đánh giá về mức sống

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27)

1. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và tác động của nó đến việc làm của

1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá về mức sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trƣớc hết, là chỉ báo về thu nhập. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để đo lƣờng mức sống. Ở đây thu nhập thực tế thƣờng đƣợc tính theo bình quân đầu ngƣời/tháng. Bình quân đầu ngƣời/tháng đƣợc tính theo 5 mức: rất nghèo, tạm đủ, trung bình, khá giàu, giàu.

Sự phân chia này đƣợc dựa trên định mức Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 theo Chỉ thị số 1752/CT - TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Thu nhập là chỉ tiêu rất quan trọng để đo lƣờng mức sống, song nếu căn cứ thuần túy vào mức thu nhập bình quân đầu ngƣời/tháng thì sự nhận biết về mức sống dân cƣ sẽ chƣa thật đầy đủ và chính xác. Một mặt do mức thu nhập của ngƣời dân sau thu hồi đất có sự dao động rất lớn, do tình trạng thu nhập không ổn định trong môi trƣờng hoạt động kinh tế của ngƣời dân gây ra.

Ngƣời có thu nhập thấp thƣờng thiếu nhiều nguồn lực, họ không thể đầu tƣ vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngƣợc lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang có xu hƣớng tăng lên, đặc biệt là ngƣời dân trong diện thu hồi đất nông nghiệp sản xuất. Thiếu đất đai ảnh hƣởng đến việc đảm bảo lƣơng thực của hộ cũng nhƣ đa dạng hóa sản xuất, để hƣớng tới sản xuất cây trồng với giá trị cao. Đa số hộ nông lựa chọn phƣơng án sản xuất tự cung tự cấp họ vẫn giữ các phƣơng thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phƣơng án sản xuất mang lợi nhuận cao, do vậy giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng và vật nuôi còn thấp thiếu tính cạnh tranh trên thị trƣờng và vì vậy đã không tạo ra thu nhập cao cho hộ dẫn tới tình trạng luẩn quẩn nghèo đói của hộ.

Bên cạnh đó, nhiều ngƣời nghèo chƣa có nhiều dịp tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nhƣ khuyến nông, khuyến ngƣ, bảo vệ động vật, thực vật, nhiều yếu tố đầu vào sản xuất nhƣ điện nƣớc, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón... đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hộ nông dân cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới... mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho ngƣời nghèo thuộc Chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, khả năng tiếp cận tín dụng đã tăng lên rất nhiều, song do không có tài sản thế chấp, các hộ chỉ có thể vay với số vốn nhỏ.

Quy mô hộ là yếu tố quan trọng tác động tới thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từ mức khởi điểm thấp dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên nó bị chi phối bởi sản xuất mang tính sử dụng nhiều lao động. Khi hộ có quy mô lớn hơn sẽ thu đƣợc thu nhập bình quân trên một lao động cao hơn do các hộ này có thể khai thác đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô hộ lớn hơn. Mặt khác, với những hộ sản xuất nông nghiệp có quy mô hộ lớn năng suất lao động cận biên có thể giảm. Quy mô hộ tạo ra thu nhập ho hộ, cũng có thể hộ có quy mô lớn sẽ tạo ra đƣợc thu nhập lớn hơn so với hộ có quy mô hộ nhỏ hơn, ở khu vực nông thôn thì các thành viên trong hộ có thể sử dụng sức khoẻ của mình để làm những công việc giản đơn giúp đỡ gia đình tạo ra thu nhập.

Việt Nam là một trong những nƣớc Châu Á, có các phong tục và nghi lễ truyền thống. Tôn ti trật tự trong gia đình không thể bị lu mờ trong nhiều quyết định về kinh tế nhƣ con cái trong gia đình làm nghề gì, họ sống và làm việc tại đâu, học ngành gì phụ thuộc vào quyết định của ngƣời chủ của gia đình. Vì vậy các quyết định của chủ hộ là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ. Sự sáng suốt của các quyết định này lại phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của chủ hộ. Ở khu vực nông thôn nữ giới chiếm gần 50% tổng số lao động nông nghiệp, tuy vậy nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khóa khuyến nông về chăn nuôi, và 10% các khóa khuyến nông về trồng trọt. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thƣờng gặp nhiều khó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyết định trong hộ và thƣờng đƣợc trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc.

Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ

* Lao động: Trong nguồn thu nhập của hộ, thu nhập từ lao động là yếu tố quan trọng nhất để duy trì mức sống, đây cũng là nguồn thu mà chúng thay đổi theo số giờ lao động. Thu nhập này không tính các khoản thu nhƣ lƣơng hƣu, học bổng, trợ cấp xã hội, tiền chuyển về, tiền cho thuê tài sản và lãi suất tiết kiệm là những khoản không phụ thuộc vào số giờ lao động của các thành viên hộ.

Giờ lao động đƣợc tính bằng các chia tổng số giờ làm việc của các thành viên của hộ cho số lƣợng thành viên làm việc trong hộ.

Những hộ đang khá lên có nhiều khả năng đƣợc sống ở những nơi thuận lợi gần đƣờng giao thông, nhà máy, trƣờng học trong khi một tỷ lệ lớn những hộ đang sa sút thì tập trung ở các vùng sâu vùng xa. Mức thu nhập của các hộ dân tộc thiểu số thấp hơn gần 40% so với mức trung bình của quốc gia.

* Trình độ học vấn: Hộ nông chiếm phần lớn những ngƣời có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm đƣợc việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của hộ hầu nhƣ chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dƣỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình để tạo ra thu nhập cao hơn trong tƣơng lai và cải thiện mức sống. Trình độ học vấn thấp ảnh hƣởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dƣỡng con cái... không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tƣơng lai. Đối với khu vực nông thôn ở các cấp học càng cao thì số lƣợng ngƣời đi học càng thấp, những ngƣời có trình độ, bằng cấp cao còn thấp nên việc tạo ra năng suất cây trồng vật nuôi còn hạn chế. Học vấn là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến quá trình CNH - HĐH đất nƣớc và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao mức sống của ngƣời dân.

Khoảng 90% ngƣời nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Trong số ngƣời có thu nhập thấp và nghèo, tỷ lệ số ngƣời chƣa bao giờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm 37%. Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế khả năng kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp hoặc những công việc mang lại thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Trình độ học vấn thấp không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vƣớng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế phức tạp, hộ nông khó nắm bắt, mạng lƣới các dịch vụ pháp luật, số lƣợng các luật gia còn hạn chế phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị.

* Quy mô hộ: Quy mô hộ là yếu tố quan trọng tác động tới thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từ mức khởi điểm thấp dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên bị chi phối bởi sản xuất mang tính sử dụng nhiều lao động. Khi hộ có quy mô lớn hơn sẽ có thu nhập bình quân trên một lao động cao hơn do các hộ này có thể khai thác đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô hộ lớn hơn, mặt khác, với những hộ sản xuất nông nghiệp có quy mô hộ lớn năng suất lao động cận biên có thể giảm. Quy mô hộ lớn làm cho tỷ lệ ngƣời ăn theo cao nhƣng đây cũng có thể là nguồn lao động tạo ra thu nhập cho hộ, cũng có thể hộ có quy mô lớn sẽ tạo ra đƣợc thu nhập lớn hơn so với hộ có thể sử dụng sức khỏe của mình để làm những công việc giản đơn giúp đỡ gia đình tạo ra thu nhập.

* Giới tính của chủ hộ: Các quyết định của chủ hộ là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ. Sự sáng suốt của các quyết định này lại phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của chủ hộ. Ở khu vực nông thôn nữ giới chiếm gần 50% tổng số lao động nông nghiệp, tuy vậy nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khóa khuyến nông về chăn nuôi, và 10% các khóa khuyến nông về trồng trọt. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ tín dụng và đào tạo, thƣờng gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyết định trong hộ và thƣờng đƣợc trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Chi phí cho đào tạo, nâng cao tay nghề: Mọi nghề nghiệp bao giờ cũng có một chi phí nhất định. Có thể đây là hao mòn xe cộ tiền mua xăng, tiền bồi dƣỡng trong lao động... Chi phí này nó phụ thuộc vào tần suất công việc của ngƣời lao động. Nó quan hệ tỉ lệ thuận với thu nhập.

* Vùng kinh tế: Mỗi vùng kinh tế đều có đặc điểm địa dƣ, kinh tế riêng nên yếu tố vùng cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập trung bình của hộ.

1.2.1.2. Lao động - Việc làm a) Khái niệm việc làm

Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Việc làm là những hoạt động lao động đƣợc trả công bằng tiền và bằng hiện vật.

Điều 13, chƣơng 2 (việc làm) Bộ luật lao động của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm".

Theo khái niệm trên, hoạt động đƣợc coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện:

+ Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động và cho các thành viên trong gia đình.

+ Hai là, hoạt động đó phải đúng luật; không bị pháp luật cấm.

Việc làm là phạm trù chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tƣ liệu sản xuất, công nghệ...) để sử dụng sức lao động đó.

Trạng thái phù hợp đƣợc thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban đầu (C) nhƣ nhà xƣởng máy móc và nguyên vật liệu... và chi phí về sức lao động (V). Quan hệ tỷ lệ biểu hiện sự kết hợp giữa C và V phải phù hợp với trình độ công nghệ của sản xuất.

Các dạng việc làm

Làm những công việc mà ngƣời lao động nhận đƣợc tiền lƣơng, tiền công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật cho công việc đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Làm những công việc mà ngƣời lao động thu đƣợc lợi nhuận cho bản thân (ngƣời lao động có quyền sử dụng quản lý hoặc sở hữu tƣ liệu sản xuất và sức lao động cho bản thân để sản xuất sản phẩm).

Làm công việc cho hộ gia đình nhƣng không đƣợc trả thù lao bằng hình thức tiền công, tiền lƣơng cho công việc đó (chủ gia đình làm chủ sản xuất).

Tùy theo mức độ sử dụng lao động mà ngƣời ta chia ra:

Việc làm chính: là công việc mà ngƣời thực hiện dành nhiều thời gian nhất định hoặc có thu nhập cao hơn so với các công việc khác.

Việc làm phụ: là công việc mà ngƣời thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.

- V.v...

Thiếu việc làm: Hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là những ngƣời làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn. Thiếu việc làm đƣợc biểu hiện dƣới 2 dạng: hoặc là ngƣời lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu nhập.

Thất nghiệp: Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời sức lao động khỏi tƣ liệu sản xuất. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): "Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số ngƣời trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhƣng không thể tìm đƣợc việc làm ở mức lƣơng thịnh hành".

Ở Việt Nam, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã quy định:

"Ngƣời thất nghiệp là ngƣời đủ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhƣng không có việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính tới thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với các lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu,... hoặc trong tuần lễ trƣớc điều tra có tổng số giờ làm việc dƣới 8 giờ, muốn làm thêm nhƣng không tìm đƣợc việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thất nghiệp hình thức (hay công khai): Gồm hình thức thất nghiệp tự nguyện và không tự nguyện. Thất nghiệp tự nguyện là hiện tƣợng những ngƣời không chịu làm một số công việc mà họ có đủ khả năng làm, chúng có ý nghĩa nhƣ một phƣơng kế sinh nhai hơn là một công việc.

Bán thất nghiệp: Những ngƣời làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn (hàng ngày, hàng tuần hoặc theo từng mùa).

Bán thất nghiệp trá hình: Loại hình này liên quan đến những ngƣời dành toàn bộ thời gian của mình cho một tổ chức nào đó nhƣng công việc họ làm thực ra không cần nhiều thời gian nhƣ vậy, nếu nhƣ những ngƣời có việc làm công khai chia nhau số công việc hiện có thì tình trạng trá hình sẽ mất đi và bán thất nghiệp sẽ trở nên rõ ràng.

Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động vùng bị thu hồi đất

Đô thị hóa làm giảm diện tích đất canh tác, đất canh tác bình quân trên một ngƣời lao động trong nông nghiệp giảm làm cho lao động nông nghiệp thiếu việc làm gia tăng.

Quá trình đô thị hóa là quá trình gia tăng và lớn lên của hệ thống đô thị, quá trình biến từng vùng nông thôn thành đô thị, là nguyên nhân cơ bản làm giảm đất canh tác trong nông nghiệp.

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, các cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc phát triển: đƣờng giao thông, bến cảng, trung tâm thƣơng mại,... cũng góp phần làm giảm đất canh tác trong nông nghiệp, nông dân mất dần ruộng đất. Với các nƣớc đang phát triển, công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp còn chậm chạp và khá lạc hậu, phƣơng thức canh tác theo lối truyền thống vẫn là chủ yếu, do vậy đất đai là yếu tố hết sức cơ bản và cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp và khả năng tạo việc làm cho ngƣời lao động nông nghiệp. Nhiều đất, khả năng tạo việc làm cho lao động nông nghiệp lớn, ít đất khả năng tạo việc làm cho lao động nông nghiệp sẽ giảm đi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đô thị hóa đã đẩy nhanh quá trình phân công lao động, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sản xuất phát triển, tuy nhiên với các nƣớc đang phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao mức sống cho các hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp tại các xã vùng ven thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)