Tang trống

Một phần của tài liệu tổng quan về hệ thống phanh trên ô tô (Trang 28)

thì cam xoay làm nảy guốc phanh ra ép má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát giữa)

Trong quá trình sử dụng, các tấm ma sát gắn vào má phanh sẽ bị hao mòn, làm cho khe hở giữa tấm ma sát và tang trống phanh tăng lên. Vì vậy, đảm bảo an toàn khi phanh, ta phải điều chỉnh lại khe hở với một giá trị quy định của nhà sản xuất bằng cách xoay hay điều chỉnh bánh cam và chốt (10).

29

a) b) c) d) e) Hình 1.17. Các dạng tang trống

Tang trống là một chi tiết quay chịu lực ép của guốc phanh từ trong ra, bởi vậy tang trống phải có độ bền cao, ít bị biến dạng, cân bằng tốt, dễ dẫn nhiệt. Bề mặt làm việc của tang trống là mặt phía trong, có độ bóng cao, bề mặt lắp ghép với moayơ có độ chính xác cao để định vị và đồng tâm. Rãnh tròn nằm ở mặt đầu tang trống cho phép mâm phanh lọt vào vừa tạo đường gấp khúc tránh bụi, nước rơi trực tiếp vào bề mặt ma sát vừa che khít gờ của mâm phanh. Vật liệu chế tạo tang trống thường bằng gang. Để tăng khả năng dẫn nhiệt và đảm bảo hệ số ma sát với má phanh, trên các loại ôtô nhỏ còn sử dụng tang trống đúc từ hợp kim nhôm có vành gang ép chặt (hình 1.18.d-e) nhờ vậy tang trống vừa nhẹ vừa dẫn nhiệt nhanh. Chiều dày tang trống tại bề mặt làm việc, trong quá

trình sửa chữa không được phép nhỏ hơn chiều dày giới hạn của các hãng sản

xuất. Tang trống được định vị trên moayơ bằng vít định vị, sau đó bắt chặt bằng bulông bánh xe, vì vậy tang trống làm việc tin cậy và được cân bằng tốt.

Tang trống được chế tạo bằng phương pháp: đúc, dập rồi sau đó đêm gia công lại.

Một phần của tài liệu tổng quan về hệ thống phanh trên ô tô (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)