Các loại guốc phanh.
Phân loại guốc phanh theo dẫn động phanh.
guốc phanh má phanh ty đẩy má phanh guốc phanh chốt tựa a) Dẫn động bằng thủy lực b) Dẫn động bằng khí nén. Hình 1.20. Guốc phanh.
Phân loại guốc phanh theo kết cấu.
Thường phân thành hai loại.
Guốc phanh loại xoay quanh trục (hình 1.21.a)
Một đầu của guốc phanh được cố định tại trục xoay (có thể là trục cam xoay) được lắp trên tấm giữ để chịu môment phanh và guốc phanh có thể xoay quanh trục xoay một góc giới hạn, ở đầu còn lại của guốc phanh được tựa vào cơ cấu truyền động: Xylanh bánh xe (truyền động phanh bằng thủy lực) hay cam xoay (truyền động phanh bằng khí nén).
32
a) Loại xoay quanh trục b) Guốc phanh loại di động
Hình 1.21. Guốc phanh. Guốc phanh loại di động( hình 1.21.b).
Một đầu của guốc phanh được tựa vào cơ cấu điều chỉnh. Vì thế, cho phép guốc phanh chuyển động trượt tiếp xúc theo dạng đường cong của bề mặt trống phanh, nhược điểm của guốc phanh loại này là không ổn định khi làm việc, lực của các lò xo khi không cân bằng có khả năng kéo lê khi phanh.
Phân loại guốc phanh theo hướng tác động.
Phanh tang trống thường được phân loại theo cách sử dụng của guốc phanh, nhưng cũng có thể phân cụ thể hơn theo nhóm riêng, tùy theo hướng tác động giữa trống phanh và má phanh với sự kết hợp của guốc phanh.
Guốc phanh dẫn: Khi chiều của các lực tác động lên một đầu guốc phanh cùng chiều chuyển động của trống phanh, đầu guốc phanh còn lại được lắp xoay chung quanh trên cơ cấu điều chỉnh. Guốc phanh này là guốc phanh dẫn và nó có thể trở thành “cái nêm” của trống phanh và có tác dụng tự trợ lực phanh.
Guốc phanh kéo: Khi chiều của lực tác động truyền đến đầu guốc phanh ngược chiều với chiều quay của tang trống và đầu của guốc phanh còn được lắp
33
trên cơ cấu điều chỉnh. Guốc phanh này là guốc phanh kéo, loại này tạo ra lực phanh yếu hơn so với loại dẫn.