Tác động phanh

Một phần của tài liệu tổng quan về hệ thống phanh trên ô tô (Trang 49)

I. Đường khí vào từ máy nén; I Đường vào khoang B; II Đường vào khoang C.

a.Tác động phanh

Khi người điều khiển tác động vào bàn đạp phanh, tức tác động lên đế lò xo (2) thông qua thanh đẩy nén lò xo (3) làm lò xo này đẩy piston sơ cấp (4) để piston này nén lò xo hồi vị (5) và đi xuống. Khi piston (4) đi xuống đẩy van rơle sơ cấp (6) đi xuống và làm nén lò xo hồi vị (5), lúc này van rơle (6) mở cho khí nén từ cửa cung cấp sơ cấp A đến các cửa ra sơ cấp B, từ đó khí nén được cung

cấp tới bầu trợ lực phanh của bốn cơ cấu phanh cầu sau và cầu trước.

Khi van rơle sơ cấp 6 hoạt động, một phần khí nén ở tầng sơ cấp phía trên đi qua lỗ a (hình 2.7) trên thân của tổng van, do đó sẽ làm tăng áp suất tác động lên mặt trên của piston thứ cấp (8) và làm cho piston này đi xuống. Lúc này nếu tiếp tục tác dụng vào bàn đạp phanh thì piston sơ cấp (4) tiếp tục đi xuống và đầu dưới của piston này chạm với piston thứ cấp làm cho piston thứ cấp tiếp xúc và đẩy van rơle thứ cấp (10) đi xuống để tạo ra khe hở, nên khí nén từ cửa cung cấp thứ cấp A đi vào các cửa ra thứ cấp B, từ đó khí nén được cung cấp tới bầu van trợ lực phanh của hai cơ cấu phanh của cầu giữa.

b. Cân bằng

Khi góc đạp được giữ không đổi, thì áp suất khí nén tạo ra khi đạp bàn đạp sẽ ổn định ở mức tương ứng với góc đạp đó.

Khi đạp từng bước một, đường xả (12) không có khí nén thoát ra bên ngoài nhưng các van rơle sơ cấp (6) và van rơ le thứ cấp (10) vẫn mở để cung cấp khí nén đến phía sau các van rơle như đã nói đến ở trước.

Khi khí nén làm việc thì đồng thời tạo ra áp suất ở phần dưới piston sơ cấp (4) và piston thứ cấp (8) để đẩy nó đi lên.

50

Khi góc đạp bàn đạp ở một vị trí rà phanh

Lổ thông giữa hai buồng

Hình 2.8. Thân vỏ tổng van

Khi người điều khiển giữ nguyên vị trí góc đạp cố định ở chế độ ra phanh thì luôn luôn có áp suất khí nén ở phía dưới các piston sơ cấp (4) và piston thứ cấp (8) sẽ nâng các piston này đi lên và làm nén lò xo cân bằng (3). Đồng thời, các lò xo hồi vị (7, 11) nâng các van rơle (6, 10) để chúng được ép xác vào đế của các piston (4, 8). Ngoài ra, các van rơle (6, 10) tiếp tục đi lên để tiếp xúc với các đế của thân buồng tổng làm đóng đường cung cấp khí nén từ các cửa vào A sang các cửa ra B. Lúc này thì áp suất khí nén ổn định. Việc cân bằng áp suất được điều chỉnh nhờ vào lực căng của lò so (3).

51

Lò xo cân bằng chưa trở về vị trí ban đầu s

Hình 2.9. Khí nén thoát ra ngoài

Khi người điều khiển phanh ở chế độ phanh gấp thì lúc này lực tác dụng lên piston thứ cấp lớn làm nén mạnh lò xo (3) và lò xo này đẩy piston thứ cấp (4) xuống vị trí thấp nhất đồng thời đẩy van rơle sơ cấp (6) và piston thứ cấp (8) xuống, van rơ le sơ cấp 6 mở lớn nhất cho khí nén từ cửa vào A ra cửa B ở tầng sơ cấp. Khi piston thứ cấp (8) đi xuống sẽ đẩy van thứ cấp (10) mở ở vị trí lớn nhất và khí nén thông qua từ cửa A ra cửa B ở tầng thứ cấp.

Do lực tác động lớn nên nên mặc dù phần khí nén tác động ép lại lò so (3) nhằm cân bằng áp suất và đóng van rơle nhưng lúc này lò so cân bằng (3) đã chịu nén max nên không thể nén lại và không thể đóng van cung cấp được. Khí nén luôn cung cấp cho bầu van đến khi nhả chân phanh.

52

Khi người điều khiển nhấc chân ra khỏi bàn đạp phanh thì lúc này lực tác động lên lò xo mất nên piston sơ cấp và piston thứ cấp trả về vị trí ban đầu do tác dụng của lò xo hồi vị , đồng thời van rơle sơ cấp và thứ cấp cũng được đẩy đi lên và ép sát vào đế của thân buồng tổng van, đóng lại không cung cấp khí nén cho bầu trợ lực phanh. Piston thứ cấp được đẩy lên tách rời khỏi van rơle thứ cấp làm

mở đường thoát khí, khí nén ở tầng thứ cấp chạy ngược lại và thoát ra ngoài qua đường xả. Lúc khí nén từ ở tầng sơ cấp cũng chạy ngược lại vào buồng sơ cấp và thoát ra ngoài qua lỗ rỗng ở piston thứ cấp. Kết thúc quá trình phanh.

Một phần của tài liệu tổng quan về hệ thống phanh trên ô tô (Trang 49)