Thành phần hóa học của cà chua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của Chitosan từ xương mực đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối ướt trên cà chua nguyên liệu sau thu hoạch (Trang 26)

1.2.2.1. Chất khô

Hàm lượng chất khô trong cà chua phụ thuộc vào loại nguyên liệu và điều kiện trồng trọt, chiếm khoảng 4-8%. Trong thành phần chất khô bao gồm:

Đường: 2-5%, phần lớn là glucose, còn saccharose chiếm rất ít ( < 0,5%) Tinh bột: chỉ ở dạng vết khoảng 0,07- 0,26%, trong quá trình chín, tinh bột sẽ chuyển thành đường.

Cenlulose: có nhiều trong quả xanh, càng chín, hàm lượng càng giảm dần.

1.2.2.2. Độ acid

Độ acid chung của cà chua khoảng 0,4% (theo acid malic). Độ acid hoạt động trong khoảng pH =3,1-4,1. Ngoài ra còn có acid citric và lượng nhỏ acid tatric.

Khi còn xanh, acid ở dạng tự do. Khi chín có dạng muối acid.

1.2.2.3. Nitơ

Nitơ trong cà chua khoảng 1%. Lúc còn xanh, nitơ ở dạng tự do, khi chín nó bị phân hủy thành axit amin.

1.2.2.4. Chất khoáng

Chất khoáng trong cà chua chiếm khoảng 0,4%, gồm một số chất khoáng như canxi, photpho, sắt.

1.2.2.5. Glucozit

Cà chua thường có vị hăng là do chứa glucozit solanin. - Cà chua xanh có hàm lượng solanin khoảng 8%. - Cà chua ửng có hàm lượng solanin khoảng 8%. - Cà chua chín có hàm lượng solanin khoảng 8%.

1.2.2.6. Sắc tố

Trong cà chua có nhóm sắc tố thuộc nhóm carotenoid như: carotene, lycopen, xantophyl. Ở quả cà chua xanh còn có chlorophyll. Tùy theo mức độ chín mà sắc tố tăng dần nên màu của quả đậm hơn.

1.2.2.7. Vitamin

Trong cà chua chứa nhiều vitamin, gồm có: - Vitamin C chiếm khoảng 20 – 40 (mg%). - Vitamin B1 chiếm khoảng 0,08 – 0,15 (mg%). - Vitamin B2 chiếm khoảng 0,05 – 0,07 (mg%). - Vitamin PP chiếm khoảng 0,5 – 16,5 (mg%). - Vitamin K chiếm khoảng 50 (mg%).

- Carotin chiếm khoảng 1,2 – 1,6 (mg%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của Chitosan từ xương mực đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối ướt trên cà chua nguyên liệu sau thu hoạch (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)