dịch chitosan đến khả năng kháng Erwinia sp.
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản
của dung dịch chitosan đến khả năng kháng Erwinia sp
Chitosan ( DD = 70% , DD =82%)
Hòa tan trong CH3COOH 1%
DD = 70%, CTS C: 0,6% DD =82%, CTS C1: 0,6%
Bảo quản ở 2 điều kiện: tº < 4ºC và tº phòng Sau 3 ngày
Xác định khả năng kháng Erwinia sp. của CTS C và CTS C1 lần 1
Sau 6 ngày
Xác định khả năng kháng Erwinia sp. của CTS C và CTS C1 lần 2
Sau 9 ngày
Xác định khả năng kháng Erwinia sp. của CTS C và CTS C1 lần 3
Xác định khả năng kháng Erwinia sp. của CTS C và CTS C1 lần 5
Sau 12 ngày
Xác định khả năng kháng Erwinia sp. của CTS C và CTS C1 lần 4
Sau 15 ngày
Thuyết minh:
Sau khi nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ và độ deacetyl của chitosan đến khả năng kháng Erwinia sp., tiến hành xác định độ bền về khả năng kháng Erwinia sp.
của chitosan khi bảo quản chitosan theo thời gian, 2 mẫu chitosan được chọn đều có nồng độ 0,6%. Cân 0,9g chitosan pha trong 150 ml CH3COOH 1%, lắc đều cho đến khi tan hết chitosan, sau đó đem đi bảo quản, mỗi mẫu chitosan đều được bảo quản ở 2 điều kiện: nhiệt độ lạnh (tº < 4ºC) và nhiệt độ thường (tº phòng). Sau 3 ngày tiến hành nuôi cấy xác định khả năng kháng khuẩn của chitosan (trước khi xác định hoạt tính kháng khuẩn của chitosan, phải kiểm tra độ nhớt biểu kiến). Sau khi nuôi cấy xong, ủ các đĩa petri ở 37ºC/24h, sau đó đọc kết quả. Tương tự, sau 6 ngày, sau 9 ngày, sau 12 ngày, sau 15 ngày tiến hành xác định hoạt tính kháng khuẩn cua chitosan. Kết quả cuối cùng là chọn thời gian kháng tốt nhất của từng mẫu chitosan sau khi bảo quản.