Xác định các tính chất ban đầu của chitosan từ xương mực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của Chitosan từ xương mực đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối ướt trên cà chua nguyên liệu sau thu hoạch (Trang 42)

Chitosan thu nhận từ xương mực được phân tích một số chỉ tiêu ban đầu. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu ban đầu của chitosan từ xương mực

Chitosan Thông số Chitosan C Chitosan C1 Màu sắc Trắng, sáng Trắng, sáng Trạng thái Dạng bột Dạng bột Độ ẩm (%) 8 ± 0,5 7,5 ± 0,3 Hàm lượng tro* (%) 0,86 ± 0,2 0,81 ± 0,1 Hàm lượng protein* (%) 0,42 ± 0,1 0,57 ± 0,05 Độ nhớt biểu kiến (cps) 1765 ± 60 900 ± 55

Khối lượng phân tử (kDa) 1900 ± 50 1000 ± 48

Độ deacetyl (%) 70 ± 0,5 82 ± 0,8

(*): tính theo trọng lượng khô tuyệt đối

Kết quả Bảng 2 cho thấy, 2 mẫu chitosan sản xuất từ xương mực có những chỉ tiêu hóa học khác nhau nhưng cả hai mẫu đều đạt tiêu chuẩn của chitosan thương mại (hàm lượng protein và khoáng < 1%). Chitosan C có trọng lượng phân tử lớn (1900 kDa) hơn chitosan C1 (900kDa ) nhưng có độ deacetyl thấp hơn.

Theo Trung và công sự (2010), Rinaudo và cộng sự (2006), tính chất của chitosan rất đa dạng và ảnh hưởng bởi độ deacetyl và phân tử lượng của chúng nên mỗi loại chitosan chỉ thích hợp cho một ứng dụng cụ thể, ví dụ khi sử dụng chitosan làm kích thích tố sinh học thì phải dùng chitosan có phân tử lượng thấp, độ deacetyl cao. Khi sử dụng chitosan làm màng sinh học thì dùng chitosan phân tử lớn để có độ sức bền cơ học cao [11].

Hong Kyoon No (2002), nghiên cứu ảnh hưởng của sáu loại khối lượng phân tử khác nhau của chitosan, chitosan oligomer đến khả năng kháng khuẩn trên 7 loại vi khuẩn gram dương và bốn loại vi khuẩn gram âm. Kết quả thấy rằng chitosan có khối lượng phân tử cao có khả năng kháng khuẩn tốt hơn chitosan oligomer có khối lượng phân tử thấp hơn. Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan mạnh hơn ở vi khuẩn gram âm hơn là vi khuẩn gram dương. Chỉ số MIC của chitosan biến động trong khoảng 0,05-0,1% tùy thuộc vào khối lượng phân tử và loại vi khuẩn. Hong Kyoon No cũng khẳng định rằng hoạt tính kháng khuẩn của chitosan thể hiện tốt hơn ở môi trường pH thấp [25].

Như vậy hai mẫu chitosan được sử dụng trong nghiên cứu có trọng lượng phân tử và độ deacetyl khác nhau do đó cần khảo sát để xem xét ảnh hưởng của chúng đến khả năng kháng Erwina sp. gây hại trên cà chua sau thu hoạch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của Chitosan từ xương mực đối với vi khuẩn Erwinia sp. gây bệnh thối ướt trên cà chua nguyên liệu sau thu hoạch (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)