Loại 1: Bài tập nhận diện và phân tích biện pháp so sánh, nhân hóa có trong đoạn văn, đoạn thơ

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 56)

- Các câu hỏi và gợi ý hướng dẫn:

2.5.1. Loại 1: Bài tập nhận diện và phân tích biện pháp so sánh, nhân hóa có trong đoạn văn, đoạn thơ

nhân hóa có trong đoạn văn, đoạn thơ

* Mục đích của bài tập:

Thông qua việc giải các bài tập, GV cần chú ý rèn cho HS thao tác phân tích, tổng hợp để có kĩ năng nhận diện cũng như phân tích hình ảnh so sánh và nhân hóa, giỳp cỏc em thấy được tác dụng của hai biện pháp này trong văn miêu tả.

Dạng bài tập này yêu cầu HS dựa trên ngữ liệu cho sẵn phải xác định được hiện tượng ngôn ngữ đáng quan tâm giữa những hiện tượng ngôn ngữ khác. Chúng tôi đưa ra loại bài tập này để HS được luyện tập, thực hành phần kiến thức về so sánh và nhân hóa đã được học ở lớp 3. Tuy nhiên, trọng tâm của bài tập này là để HS nhận ra những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa và tác dụng của chúng trong bài văn miêu tả. Từ đó, HS học tập cách sử dụng các biện pháp này khi viết văn miêu tả.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau:

RỪNG XUÂN

Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau.

Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá sưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lỏ ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc xanh non tơ ấy in trên nền trời xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già, của những cõy quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cõy chựm bao…

Nhưng không phải chỉ có màu xanh mà thôi, giữa những đỏm lỏ sòi xanh, có những đốm lá già còn sót lại đỏ như những viên hồng ngọc. Lác đác trên nhiều cành, cón cú những chiếc lá già đốm vàng, đốm đỏ, đốm tím, và kìa, ở tận cuối xa, những chùm hoa lại vàng lên chói chang như những ngọn lửa thắp sáng cả một vùng. Nắng đậm dần lên chiếu qua các tầng lá đủ màu sắc rọi xuống tạo ra một vùng ánh sáng mờ tỏ chỗ lam, chỗ hồng, có chỗ ánh nắng chiếu vào những hạt sương toộ lờn những tia ngũ sắc ngời ngời như ta nhìn qua ống kính vạn hoa.

Trong bầu ánh sáng huyền ảo ấy, hôm nay diễn ra buổi hội của một số loài chim.

Ngụ Quân Miện

a. Gạch chân dưới các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh!

b. Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp em hình dung được sự vật miêu tả như thế nào?

c. Nêu cảm nhận của em về cảnh rừng mùa xuân qua các chi tiết miêu tả đó.

Bài tập 2: Trong mỗi đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh những sự vật gì với sự vật gì? Từ so sánh là những từ nào?

a. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim

mắt ngắm ……….con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chựm đuụi cong lướt thướt liễu rủ.

(Đường đi Sa Pa – Nguyễn Phan Hách)

b. Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ dài như thanh kiếm sắc vung lờn. Cõy non vừa trồi, lỏ đó xòa sỏt mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy. Trưa hè lấp lúa, nắng như vừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

(Rừng cọ quờ tụi – Nguyễn Thái Vận)

c. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lập lánh. Bốn cỏi cỏnh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thõn chỳ nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

(Con chuồn chuồn nước – Nguyễn Thế Hội) c. Xa xa, mấy con thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lũng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót.

(Bùi Hiển)

Bài tập 3: Tìm hình ảnh so sánh, từ so sánh và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong các đoạn văn sau đây:

a. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một thỏp đốn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn bỳp nừn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.

(Cây gạo – Vũ Tú Nam)

b. Thuyền chồm lên hụp xuống như đùa giỡn. Sóng đạp vào vòm mũi thuyền, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm,

c. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…Những con chim Kơ – pỳc mỡnh đỏ chót như quả ớt, cố vươn cặp mỏ thanh mảnh của mỡnh hót lờn lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Cỏc chỳ chim piờu cú bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây.

Đáp án

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

a. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một thỏp đốn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn bỳp nõn

là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

b. Thuyền chồm lên hụp xuống như đùa giỡn. Chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới.

c. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hòa âm. Những con chim Kơ – pỳc mỡnh đỏ chót như quả ớt, cố vươn cặp mỏ thanh mảnh của mỡnh hót lờn lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Cỏc chỳ chim piờu cú bộ lông màu xanh lục, đụi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây.

Tác dụng của biện pháp này là: giúp người đọc hình dung sự vật được miêu tả một cách cụ thể, đẹp đẽ và sinh động. Những sự vật hiện lên thật gần gũi, đáng yêu. Đồng thời, qua các biện pháp so sánh và nhân hóa, tác giả đã kín đáo thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó của mình với đối tượng được miêu tả.

Bài tập 4: Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa có trong đoạn văn. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì?

a. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh

hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trỏi. Nhỡn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mựa trỏi rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

(Sầu riêng – Mai Văn Tạo)

b. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn lớu rớu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông.

(Những cánh bướm bên bờ sông – Vũ Tú Nam)

c. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại, ngước đầu lờn, mỡnh nhún nhảy rung rinh, giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên, đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc, đi ngang, sục sạo, tìm kiếm.

Vũ Tú Nam

d. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xúm. Nó nhún chõn bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Bị chú vên đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột, nó quay lại nện cho chó vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu đứng nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ. Nó nổi gáy như thách thức.

- Tao không sợ ai hết.

Sau gà anh Bốn Linh, gà ông Bảy Hóa gỏy theo. Con gà ông Bảy Hóa hay bới bậy. Nó cú bộ mó khỏ đẹp, lông trắng, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh lỏo khoột. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó đói giun. Bới được con giun nào, nó lấy mỏ kẹp ra

giữa đất, kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi. Bọn này vừa xô tới, nó đó nuốt chửng con giun vào bụng. Sau con gà nhà ông Bảy Hóa, gà nhà bà Kiên nổi gáy theo . Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen chõn chỡ, cú bộ giò cao, cổ ngắn. Nó nhảy tót lên cây rướn thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh như muốn mọi người hãy chú ý, nó sẽ gáy một hồi thật to, thật dài. Nó xòe cỏnh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rút cục chỉ rặn được éc, e, e, cụt ngủn. Nó ngượng quá, đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất.

(Những chú gà xúm tụi – Võ Quảng)

Đáp án:

a. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Nhỡn trỏi sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

b. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn lớu rớu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương.

c. Con ong xanh biếc, to bằng quả ớt nhỡ, lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất.

d. Nó nhún chõn bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. Bị chú vên đuổi, nó bỏ chạy. Đột ngột, nó quay lại nện cho chó vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu đứng nhìn xuống tỏ vẻ phớt lờ. Nó nổi gáy như thách thức.

- Tao không sợ ai hết.

Con gà ông Bảy Hóa hay bới bậy. Nó cú bộ mó khỏ đẹp, lông trắng, mỏ búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh lỏo khoột. Nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó đói giun. Nó nhảy tót lên cây rướn thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh như muốn mọi người hãy chú

ý, nó sẽ gáy một hồi thật to, thật dài. Nó xòe cỏnh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo, nhưng rút cục chỉ rặn được éc, e, e, cụt ngủn. Nó ngượng quá, đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất.

Tác dụng: Bằng cách đưa ra những sự vật cụ thể, gần gũi, tác giả đã cho người đọc thấy rõ mùi hương thơm đặc biệt của hoa sầu riêng, hình dáng đặc biệt của trái sầu riêng, sự đa dạng về hình dáng và màu sắc của cỏc chỳ bướm bên bờ sông, hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh của những chú ong xanh. Biện pháp nhân hóa giúp người đọc thấy được những nét độc đáo về hình dáng, sự đa dạng về tính cách, làm cho những chú gà trong xóm của tác giả như những con người. Qua đó bộc lộ tình cảm yêu mến của tác giả đối với các sự vật trên.

Bài tập 5: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh:

M: Nhanh như cắt.

Gợi ý: Giáo viên có thể tổ chức bài tập trên thành trò chơi. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ. Mỗi nhóm cử ra khoảng 5 học sinh thi nhau tỡm cỏc thành ngữ cú dựng biện pháp so sánh. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu nhóm nào tìm được nhiều câu thành ngữ, tục ngữ hơn thỡ nhúm đú thắng. Giáo viên có những hình thức động viên, khen thưởng nhóm thắng.

Đáp án tham khảo:

- Đen như than. - Đen như cuốc. - Đỏ như son. - Trắng như bông.

- Trắng như trứng gà bóc. - Xanh như tàu lá.

- Đẹp như tiên. - Tươi như hoa. - Xấu như ma.

- Hôi như cú. - Chậm như rùa. - Khỏe như trâu. - Yếu như sên.

- Buồn như chấu cắn. - Nhanh như cắt. - Nhanh như điện. - Hót như khướu. - Đông như kiến.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w