Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 88 - 90)

- Các câu hỏi và gợi ý hướng dẫn:

6.Kết quả thực nghiệm

Tổng số HS tham gia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là 60 HS, mỗi lớp có sĩ số 30 HS.

Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng thống kê kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra của HS 2 lớp 4A1, 4A2, trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn.

Xếp loại Trước TNLớp thực nghiệmSau TN Trước TNLớp đối chứngSau TN

SL % SL % SL % SL %

Giỏi 7 23,3% 12 40% 8 26,7% 9 30%

Khá 14 46,7% 13 43,3% 13 43,3% 14 46,7%

Trung bình 9 30% 5 16,7% 9 30% 7 23,3%

Nhìn vào bảng thống kê kết quả kiểm tra đầu vào và đầu ra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, ta thấy kết quả học tập của HS có những dấu

hiệu khả quan. Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm đã tăng lên sau khi tiến hành thực nghiệm.

Cụ thể: điểm giỏi ở lớp thực nghiệm tăng 16,7%. Trong khi đó, tỉ lệ điểm giỏi ở lớp đối chứng chỉ tăng 3, 3%. Tỉ lệ điểm khá ở hai lớp cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thay đổi đáng kể. HS đạt điểm trung bình giảm 13,3%, tỉ lệ điểm trung bình ở lớp đối chứng thay đổi 6,7%. Để kiểm nghiệm lại điều này, chúng tôi kiểm tra, xem xét lại bài làm của HS của hai lớp để tìm hiểu lí do dẫn đến sự chênh lệch này. Lớp đối chứng, các em thường viết bài văn ngắn, còn lúng túng trong việc miêu tả các bộ phận của đối tượng miêu tả, câu văn khô khan, kém hấp dẫn, bị lặp lại cách diễn đạt nhiều. Còn HS ở lớp thực nghiệm, trong quá trình dạy, GV đã cung cấp thêm những kiến thức về biện pháp so sánh và nhân hóa và cách vận dụng các biện pháp này khi viết văn miêu tả nờn cỏc em viết câu văn có cảm xúc, hình ảnh hơn. Khả năng liên tưởng, tượng của các em tốt hơn nờn cỏc câu văn, đoạn văn hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn. Chính vì vậy mà các em đạt kết quả cao hơn.

Sự thay đổi về tỉ lệ điểm của HS trên đây cho thấy những dấu hiệu đáng mừng bước đầu của việc sử dụng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả cho HS qua thời gian thực nghiệm.

Bên cạnh việc kiểm nghiệm bằng định lượng, chúng tôi cũng đã tiến hành một vài điều tra để kiểm nghiệm về mặt định tính như: đánh giá sự hứng thú của HS qua các giờ học của các em. Chúng tôi nhận thấy rằng, khi được sử dụng các bài tập của luận văn mà chúng tôi xây dựng, giờ học của các em sôi nổi, hào hứng hơn. Một số HS thường ngày rụt rè, nhút nhát thì nay đã mạnh dạn, tự tin hơn bởi các dạng bài tập đó giỳp cỏc em trang bị thêm những kiến thức, những công cụ để các em viết bài văn miêu tả một cách dễ dàng hơn.

BÀI 2: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐII. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Thấy được cách miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong các đoạn văn mẫu: nhận xét trình tự miêu tả, cách sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, tác dụng của việc sử dụng các biện pháp đó.

- Học cách quan sát, miêu tả và áp dụng viết một đoạn văn miêu tả, một thứ hoa hoặc quả có sử dụng các biện pháp so sánh và nhân hóa.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 88 - 90)