Các câu hỏi gợi ý và hướng dẫn HS

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 46 - 49)

1. Đọc một số đoạn văn miêu tả dưới đây và nêu nhận xét về cách tả của tác giả.

HOA MAI VÀNG

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn hoa đào mộ chút. Những nụ mai khụng phụ hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phơ vàng. Khi nở, cánh hoa mai xòe ra mịn màng như lụa. Những cánh hoa ánh lên một sắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi hương thơm lựng như nếp hương phảng phất bay xa.

(Mùa xuân và phong tục Việt Nam)

HOA SẦU ĐÂU

Vào khoảng cuối tháng ba, cỏc cõy sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đơm hoa. Và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, cứ nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi cịn hơn cả mì thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lớ, mựi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lờn…. Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.

Theo Vũ Bằng (Cây sầu đâu (tiếng Nam Bộ): cây xoan.

b. Tả quả

QUẢ CAM

Mới ngày nào, quả đang cịn nhỏ, da dày, nhưng sau đó những chiếc áo ấy cứ mỏng dần, rồi từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng tươi. Đến hôm nay, những chùm cam ấy đã vàng ươm nổi bật trên nền trời xanh đậm. Những quả cam vàng óng, da căng mọng như mời gọi mọi người thưởng thức. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng ở trên cây. Từng chùm quả ngon lành đang đung đưa nhè nhẹ.

QUẢ CÀ CHUA

Đêm huyền diệu đã rủ hoa cà chua lặn theo vòng thời gian chuyển vần. Hoa biến đi để cây tạo ra những chùm quả nõn chung màu với cõy lỏ.

Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn, quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm ỏe cả những nhánh to nhất.

Nắng đến tạo vị thơm vị mát tụ dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.

Theo Ngô Văn Phú

2. Cho đoạn văn sau:

Mảnh vườn nhỏ sau nhà ngoại có rất nhiều cây nhưng em thích nhất cây khế ngọt. thân cây màu xanh xám, lá cây nhỏ. Hoa khế màu tím. Quả khế có năm cánh. Khi khế chín ăn có vị ngọt, rất ngon. Em rất thích cây khế nhà ngoại.

Hãy viết lại đoạn văn trên cho hay và sinh động hơn (chú ý có sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa).

3. Hãy viết một đoạn văn để tả một cây hoa hoặc một cây ăn quả mà em thích nhất. Trong đoạn văn đú cú sử dụng ít nhất 3 cõu cú biện pháp so sánh và nhân hóa.

Đáp án

1. Nhận xét về cách tả của tác giả - Đoạn văn tả hoa mai vàng:

+ Tác giả miêu tả hoa mai vàng theo thứ tự thời gian: từ khi nó cũn lạ nụ đến khi nở xòe ra mịn màng.

+ Để miêu tả, tác giả so sánh hoa mai với hoa đào, sự mềm mại của cánh hoa với lụa, mùi hương với nếp hương.

+ Từ ngữ miêu tả: tác giả dùng nhiều từ ngữ gợi tả, từ ngữ được chọn lọc một cách chính xác: ngời xanh màu ngọc bích, mịn màng như lụa, vàng muốt, mượt mà, thơm lựng.

- Đoạn văn tả hoa sầu đâu:

+ Đặc điểm của hoa: tác giả chú ý đến cả chùm mà khơng đặc tả từng bơng hoa. Vì hoa sầu đâu nhỏ mọc thành chùm và cái đẹp của nó cũng là cái đẹp của từng chùm.

+ Nét đặc biệt là mùi thơm của hoa sầu đâu: Tác giả miêu tả hoa sầu đâu có mùi thơm đặc biệt bằng cách so sánh với hoa cau, hoa mộc. Tác giả gắn hương hoa sầu đâu với các vị khác của nông thôn (mùi đất ruộng, mùi đậu già, mùi khoai sắn, mùi rau cần).

+ Từ ngữ miêu tả: Tác giả dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh để thể hiện tình cảm của tác giả: hoa nở như cười, bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 46 - 49)