Nội dung dạy học Tập làm văn miêu tả trong chương trình SGK Tiếng Việt 4.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 30 - 33)

- Cách 2: Coi đối tượng không phải là con người như con người và

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3. Nội dung dạy học Tập làm văn miêu tả trong chương trình SGK Tiếng Việt 4.

SGK Tiếng Việt 4.

Có thể nói chương trình Tập làm văn lớp 4 hiện hành đã có nhiều biến đổi so với chương trình SGK trước đây. Số tiết dạy của phõn mụn Tập làm văn nhiều hơn, mức độ u cầu được giảm tải, nhưng khơng phải vì thế mà HS được học ít dạng bài hơn. Ngược lại, chương trình cú thờm những dạng bài khác như: tóm tắt tin tức, viết thư, trao đổi ý kiến với người thân, giới thiệu địa phương, điền vào giấy tờ in sẵn. Như vậy, chương trình mới này giúp cho HS cú thờm nhiều kiến thức thực tiễn hơn, nghĩa là đáp ứng được định hướng đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay, văn miêu tả được đưa vào dạy trong chương trình phổ thơng ngay từ các lớp đầu bậc Tiểu học. Ở lớp 2, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả.

Ví dụ:

Lớp 2: Tập làm văn – Tuần 28 Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a. Nói về hình dáng bên ngồi của quả măng cụt: - Quả hỡnh gỡ?

- Quả to bằng chừng nào? - Quả có màu gì?

- Cuống nó như thế nào?

b. Nói về ruột và mùi vị của quả măng cụt: - Ruột quả măng cụt màu gì?

- Các múi như thế nào? - Mùi vị măng cụt ra sao?

Lớp 3: Tập làm văn – tuần 21 – SGK – trang 38

Hãy kể về người lao động trí óc mà em biết.

a. Người đó là ai, làm nghề gì?

b. Người đó hàng ngày làm những cơng việc gì? c. Người đó làm việc như thế nào?

Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu). Văn miêu tả chiếm vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn lớp 4. Số tiết học văn miêu tả là 30/62 tiết Tập làm văn chiếm 48,38% (chưa kể số tiết ôn tập và kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ).

Ở lớp 4, HS chính thức được học thể loại văn miêu tả, cụ thể là 3 kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật.

Như vậy, mỗi kiểu bài đều được dành khá nhiều số tiết (10 tiết) nhằm giúp HS luyện tập và làm bài tốt hơn. Nghĩa là, HS có đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm được một bài văn miêu tả hay, sinh động, sáng tạo, giàu hình ảnh và cảm xúc. Tất cả các tiết học đều có kỹ năng làm văn, có nghĩa là chương trình Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng đã chú trọng đến vấn đề rèn kỹ năng thực hành cho HS.

Mỗi kiểu bài văn miêu tả trong chương trình lớp 4 thường có 10 tiết, là các tiết sau:

- Giới thiệu kiểu bài miêu tả và cấu tạo của nó (1 tiết) - Tập quan sát (1 tiết)

- Tả các bộ phận của đối tượng miêu tả (2 tiết) - Xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả (2 tiết) - Dựng đoạn mở bài (1 tiết)

- Dựng đoạn kết bài (1 tiết) - Kiểm tra viết (1 tiết) - Trả bài (1 tiết)

So với chương trình trước đây, chương trình hiện hành có số tiết dành cho Tập làm văn miêu tả nhiều hơn mà kiểu bài thì ít hơn (trước đây, văn miêu tả lớp 4, HS được học 4 kiểu bài: Tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật, tả

cảnh). Chính vì vậy, hiện nay, HS có điều kiện để làm quen và thực hành nhiều hơn.

Rèn luyện kỹ năng sản sinh văn bản là nội dung chủ yếu của các tiết học văn miêu tả (cú các loại kỹ năng: kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, lựa chọn từ ngữ, kỹ năng dựng đoạn và bài, kỹ năng đánh giá và chữa văn bản.)

Chương trình SGK Tập làm văn 4 đã tạo ra cơ chế và phương pháp dạy học văn miêu tả, chống lối dạy “sỏo”, coi việc rèn luyện bộ óc, phương pháp suy nghĩ, phương pháp tìm tịi, vận dụng kiến thức cho HS là điều cơ bản nhất. Với cơ chế này, nội dung dạy học văn miêu tả đã đề cao tính chân thực khi miêu tả cũng như diễn tả tình cảm, cảm xúc… Về phương pháp làm bài thì khơng có tiết dạy lí thuyết kiểu bài riờng, cỏc kiến thức về lí thuyết được rút ra qua các tiết thực hành và là nội dung phải ghi nhớ ở cuối mỗi bài học. Mỗi tiết học trong chương trình đều có nhiệm vụ và nội dung xác định, dạy mỗi loại tiết phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung và hồn thành tốt các nhiệm vụ đó.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RẩN CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH VÀ NHÂN HÓA

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w