Tổ chức thu BHXH

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 32)

6. Bố cục của Luận văn

1.3.4.Tổ chức thu BHXH

Tổ chức thu BHXH là nội dung chính của công tác quản lý thu BHXH. Quy trình tổ chức thu BHXH được xác định như sau:

 Phân cấp quản lý thu

BHXH Việt Nam: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.

BHXH tỉnh: Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH. Tổ chức thu BHXH của các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh bao gồm: Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý, DN có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, DN Nhà nước, cơ quan HCSN, Đảng, đoàn thể…các cơ quan, tổ chức đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH với BHXH huyện theo quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH bắt buộc” (Mẫu số 12 - TBH).

BHXH huyện: Tổ chức, hướng dẫn, thực hiện thu BHXH; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT với các đơn vị theo phân cấp quản lý (các đơn vị có trụ sở

và tài khoản trên địa bàn huyện, thị: DN Nhà nước, DN tư nhân, công ty cổ phần, hộ kinh doanh cá thể, xã, phường, thị trấn, và các đơn vị HCSN ... và các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ).

 Lập và giao kế hoạch thu hàng năm

BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13 - TBH), gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.

BHXH tỉnh: Lập 02 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với NSDLĐ do tỉnh quản lý, tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau gửi BHXH Việt Nam 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm. Căn cứ dự toán thu BHXH, phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm.

BHXH Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển thị trường lao động năm sau. Tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh trước ngày 10/01 hàng năm.

Quản lý tiền thu: Quỹ BHXH cần được quản lý thống nhất ở BHXH Việt Nam. Để thực hiện nguyên tắc trên các đơn vị BHXH các tỉnh (thành phố), huyện được mở các tài khoản chuyên thu BHXH ở hệ thống Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sử dụng tài khoản này chỉ để thu tiền nộp BHXH ở khu vực quản lý của mình và định kỳ chuyển số tiền thu được lên cấp trên, từ đó tiền thu BHXH được tập trung thống nhất tại BHXH Việt Nam. Trong quá trình thu và lưu chuyển số tiền thu BHXH từ đơn vị cơ sở lên BHXH Việt Nam, các đơn vị không được phép sử dụng tiền thu BHXH cho bất cứ một nội dung nào khác. Hàng quý, BHXH tỉnh và BHXH huyện quyết toán 2% được giữ lại, xác định số tiền thừa thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho Phòng thu hoặc Bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền NSDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu quý sau.

 Thông tin báo cáo thu

BHXH tỉnh, huyện mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 07 - TBH); thực hiện ghi sổ BHXH theo hướng dẫn sử dụng biểu mẫu. Thực hiện báo cáo thu tháng trước ngày 25 hàng tháng, quý trước ngày cuối tháng của tháng đầu quý sau theo mẫu 09, 10, 11- TBH.

BHXH huyện thực hiện báo cáo thu tháng trước ngày 22 hàng tháng, quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau theo mẫu 09, 10, 11- TBH.

 Quản lý hồ sơ, tài liệu thu

BHXH tỉnh, huyện: Cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.

BHXH tỉnh: Xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH trong địa bàn tỉnh. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ, sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.

BHXH các cấp: Tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác sử dụng. Thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác quản lý người tham gia.

 Truy thu BHXH:

Các trường hợp phải truy đóng gồm: không đóng BHXH, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH; NLĐ sau thời gian làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hợp đồng mà vẫn tiếp tục làm việc hoặc ký hợp đồng lao động với đơn vị đó thì thời gian làm việc trước đó phải truy đóng BHXH, BHYT.

Điều kiện truy đóng: NLĐ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, có tên trong danh sách lao động, tiền lương của đơn vị và có đủ hồ sơ liên quan đến tham gia truy đóng.

Thủ tục truy đóng:

NSDLĐ lập “Danh sách điều chỉnh lao động và mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (mẫu số 03 - TBH) và công văn kèm theo các hồ sơ liên quan của NLĐ gửi cơ quan BHXH.

Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra, xác định số tiền phải truy đóng, mức truy đóng tính theo tiền lương, tiền công và mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.

Phân cấp giải quyết: Các trường hợp truy đóng BHXH, BHYT bắt buộc do BHXH tỉnh giải quyết. BHXH tỉnh phân cấp lại cho BHXH các quận, huyện. Trừ trường hợp truy đóng để cộng nối thời gian tham gia BHXH trước 01/01/1995 thì phải có ý kiến bằng văn bản của BHXH Việt Nam.

Ngoài các nội dung chính của công tác quản lý thu trên đây, trong thực tế còn phát sinh một số nội dung khác như: điều chỉnh dự toán thu hàng năm trong trường hợp cần thiết, đốc thu, khai thác nguồn thu, thống kê, hạch toán, quyết toán thu hàng năm…

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tổng thu BHXH

Để có thể đề ra các biện pháp để tăng thu BHXH, tăng cường công tác thu nợ BHXH như hiện nay, chúng ta phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu BHXH. Tổng thu BHXH chịu ảnh hưởng các yếu tố sau:

Thứ nhất, Nhận thức, thái độ, hành vi của người lao động: các chế độ chính sách mà người lao động được thụ hưởng, họ thấy rằng việc tham gia BHXH là có ích cho họ và gia đình trong hiện tại và tương lai, từ đó, người lao động tích cực tham gia và đòi quyền lợi của mình. Do đó, cần phải xác định chính xác lợi ích mà BHXH mang lại cho người lao động, và kích thích sự tham gia của người lao động trong việc đấu tranh giành quyền lợi của mình, buộc chủ doanh nghiệp phải thực hiện trích nộp BHXH đúng, đủ kịp thời.

Thứ hai, Trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích của người lao động đối với các doanh nghiệp, cần xác định rằng hoạt động này là loại chính sách mà doanh nghiệp tham gia nhằm đảm bảo được tính ổn định nhân sự, sự ổn định này giúp doanh nghiệp mạnh dạn đề ra chiến lược phát triển kinh doanh, mạnh dạn ký kết các hoạt động để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quán triệt được tư tưởng đó, sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, do đó, số doanh nghiệp tham gia BHXH càng nhiều, thì số thu BHXH sẽ càng cao. Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay né tránh, cố tình trì hoãn tham gia trích nộp BHXH cho người lao động.

Thứ ba, Mối quan hệ giữa khả năng đóng góp và quyền lợi được hưởng của người tham gia BHXH: nếu như tham gia BHXH bằng với thu nhập thực tế của người lao động trong thời kỳ họ còn làm việc, như vậy, mức thụ hưởng các chế độ sẽ cao, đảm bảo chi phí cho người lao động trong lúc hoạn nạn, ốm đau, thai sản, chết. Mặt khác, khi về hưu, mức lương hưu sẽ đảm bảo chi phí sinh hoạt cho họ.

Thứ tư, Các chính sách, chế độ của Nhà nước về BHXH:

+ Yếu tố tổng thu BHXH cũng phụ thuộc vào các quy định của Nhà nước. Nếu các quy định thích hợp, quản lý chặt chẽ và có các biện pháp chế tài cụ thể và nghiêm khắc, sẽ làm cho cả doanh nghiệp và người lao động không thể chậm nộp, trốn nộp.

+ Phương thức tính tiền đóng BHXH và mức thụ hưởng từ các chế độ, chính sách thuộc BHXH đều phụ thuộc vào mức lương trích nộp BHXH. Chỉ có một số ít lao động đóng BHXH với mức lương đúng với mức thực lĩnh. Còn lại người sử dụng lao động (thuộc các Công ty TNHH, DNTN, Cổ phần trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan) thường đóng BHXH theo mức lương tối thiểu vùng theo từng thời kỳ do Nhà nước quy định. Mức lương này so với thu nhập thực tế của người lao động thì rất thấp.

+ Tỷ lệ trích nộp BHXH cũng là yếu tố quan trọng trong tổng số thu BHXH, tỷ lệ này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người tham gia BHXH, họ so sánh giữa mức đóng góp và mức thụ hưởng, các bên tham gia BHXH, nếu cảm thấy không phù hợp sẽ cố tình né tránh làm thất thu BHXH, doanh nghiệp hiện nay đóng 17% lương cho BHXH, tuy nhiên, họ không hề nhìn thấy được lợi ích gì khi tham gia BHXH, chỉ thấy phải bỏ ra chi phí quá lớn. Do đó, nếu tỷ lệ thích hợp, cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ làm cho doanh nghiệp cảm thấy có sự công bằng, từ đó, tích cực tham gia BHXH hơn.

1.5.Một số nguyên nhân dẫn đến nợ tồn đọng BHXH

1.5.1. Yếu tố kinh tế gây nên nợ đọng BHXH

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thiên tai, lũ lụt dẫn đến việc trả lương cho người lao động không kịp thời.

1.5.2. Yếu tố xã hội của tình trạng nợ đọng BHXH

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một trong những nguyên nhân được đề cập nhiều đó là cơ chế thu BHXH chưa thực sự phù hợp, còn nhiều khoảng trống pháp lý để các chủ thể có nghĩa vụ tham gia đóng BHXH lợi dụng. Trong khi đó, qua nghiên cứu thực tiễn tổ chức quản lý thu BHXH thời gian qua cho thấy, chưa có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các cơ quan có liên quan, hoặc phối hợp chưa hiệu quả làm cho công tác quản lý thu BHXH không đạt được mục tiêu đề ra. Rất nhiều doanh nghiệp lợi dụng sơ hở này để lách luật, không đóng hoặc dây dưa chây ì nợ, làm cho quỹ BHXH luôn trong tình trạng khó khăn, mất cân đối giữa thu và chi.

1.5.3. Vấn đề đặt ra cho công tác thu nợ BHXH

Để tiếp tục mở rộng nguồn thu, tận dụng nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thì chính sách lao động cần được thực hiện nghiêm túc, BHXH

Việt Nam tiếp tục định hướng phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động để kịp thời quản lý đối tượng áp dụng bắt buộc phát sinh.

Với cách nhìn như trên, việc các doanh nghiệp trốn tránh đóng, nợ BHXH của công nhân, người lao động là một vấn đề không thể giải quyết “một sớm một chiều”. Do vậy, cùng với những chế tài, biện pháp thanh tra, kiểm tra sử lý nghiêm minh, mạnh mẽ hơn trước pháp luật, thì lâu dài, cung với nhiều vấn để khác, vấn đề nợ BHXH cần được giải quyết căn bản và từ “gốc” - tức là đạo đức và văn hoá doanh nghiệp. Có như vậy thì nền kinh tế đất nước và BHXH nước nhà mới có thể phát triển bền vững.

1.5.4. Thực trạng vấn đề nợ tồn đọng BHXH

Vấn đề nợ đọng BHXH ở Việt Nam hiện nay không còn là vấn đề đơn giản, nó trở thành một vấn đề được quan tâm không chỉ riêng ngành BHXH mà còn nhiều cơ quan khác. Rất nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan ... quan tâm chỉ đạo thực hiện. Cần phải nên nâng cao hơn nữa mức sử phạt, có thể xem xét đến chế tài thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc tương đương đối với những chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật BHXH. Bởi xét cho cùng thì một doanh nghiệp khi hoạt động mà không tôn trọng quyền lợi người lao động, không có khả năng hoặc cố tình nợ đóng các khoản BHXH cho người lao động theo quy định thì rõ ràng doanh nghiệp đó không có một chiến lược hoạt động lâu dài. Do vậy, việc áp dụng chế tài này có vẻ phù hợp với người sử dụng lao động cố tình vi phạm hay tái phạm nhiều lần.

1.5.5. Tỷ lệ nợ đóng BHXH

Tỷ lệ nợ đóng BHXH là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH nợ đóng so với tổng số tiền BHXH phải thu.

Cách tính:

- Mẫu số là tổng số tiền BHXH phải thu Tỷ lệ nợ

đóng BHXH =

Tổng số tiền nợ đóng BHXH

100 Tổng số tiền BHXH phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH của đơn vị. Tỷ lệ càng nhỏ phản ánh số nợ đóng BHXH so với tổng số tiền BHXH phải thu thấp là rất tốt, ngược lại khi tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến.

1.6. Kinh nghiệm xây dựng cơ chế thu BHXH một số nƣớc trên Thế giới

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH ở Philippines

Hệ thống BHXH của Philippines là một trong những hệ thống với mức độ bao phủ BHXH khá rộng. Đây là một cơ quan chính phủ ít thực hiện việc thay đổi hệ thống cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên hệ thống này luôn nâng cao nâng cao dịch vụ khách hàng, năng động thông qua cách điều hành và phục vụ. Hiện nay ở Philippines việc thực hiện những chế độ BHXH cho người lao động được gọi chung là hệ thống an sinh xã hội (viết tắt là SSS).

a. Một số quy định về thu BHXH

- Đối tượng tham gia bắt buộc với các doanh nghiệp tư nhân, người lao động ở các doanh nghiệp này và lao động thời vụ trong các doanh nghiệp cho đến đối tượng lao động tự do không tính đến trong lĩnh vực kinh doanh với điều kiện họ không quá 60 tuổi và kiếm ít nhất 1.000 Php (đơn vị tiền tệ của Philippines)/tháng. SSS cũng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng tự nguyện là người lao động chuyển dịch, người nội trợ không đi làm, người lao động Philippines ở nước ngoài.

- Mức đóng của SSS hiện nay là 10,4% lương tháng của người lao động. Chủ sử dụng lao động đóng 3,33%, người lao động đóng 7,07%. Trong trường hợp người lao động bị rủi ro và ốm đau, thai sản mà tham gia BHXH tự nguyện thì họ phải đóng toàn bộ mức trên, mức đóng này áp dụng căn cứ

trên 29 tháng lương theo thu nhập mức sàn là 1.000 Php đến mức trần là 15.000 Php vào khoảng 100 USD, đối với lao động Philippines ở nước ngoài thì mức tối thiểu là 5.000 Php.

b. Tổ chức thực hiện thu BHXH

Hệ thống quản lý SSS của Philippines hiện nay là một cơ quan độc lập tự quản, thực hiện chính sách theo đúng quy định của pháp luật. Hội đồng quản lý là cơ quan hoạch định chính sách của hệ thống an sinh xã hội.

Hội đồng quản lý SSS có quyền trình tổng thống để thông qua sửa đổi hoặc hủy bỏ các quy định và quy chế hiện hành, thực hiện các quy chế và diều

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 32)