Cơ sở pháp lý của việc thực hiện công tác thu Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 25)

6. Bố cục của Luận văn

1.3.1.Cơ sở pháp lý của việc thực hiện công tác thu Bảo hiểm xã hội

Từ khi thành lập năm 1995, công tác thu BHXH được thực hiện theo Điều lệ BHXH, Luật Bảo hiểm xã hội cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực BHXH. Có thể kể ra những văn bản chính sau đây:

Điều lệ BHXH: Được ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ với những nội dung cơ bản: Quy định nguyên tắc chung và những quy định cụ thể của việc thực hiện các chế độ BHXH; quỹ BHXH, mức đóng góp và trách nhiệm đóng BHXH; tổ chức quản lý thực hiện

BHXH; quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về BHXH. Đây là văn bản đầu tiên về chế độ BHXH, được ra đời cùng với việc BHXH được tách ra thành cơ quan độc lập. Những nội dung trên là cơ sở đầu tiên cho việc thực hiện chế độ BHXH trong giai đoạn này và về sau.

Nghị định số 01/2003/NĐ - CP ban hành ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 89/2003/NĐ - CP ngày 05/8/2003. Trong đó quy định rõ về đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc được mở rộng đến các DN hoạt động theo luật DN, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; NLĐ, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động có từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật Hợp tác xã và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có sử dụng lao động. Như vậy, đối tượng tham gia BHXH đã được mở rộng hơn so với các quy định trước đó.

Những văn bản này đã bước đầu tạo cơ sở cho việc thực hiện công tác thu BHXH. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì những văn bản này đã dần bộc lộ những hạn chế. Các chức năng của cơ quan BHXH, công tác thu BHXH bắt buộc không được thực hiện tốt, tình trạng nợ đóng BHXH tăng, NLĐ bị mất quyền lợi... Điều này đòi hỏi phải có sự ra đời cũng như những quy định cụ thể cho việc thực thi Luật BHXH. Ngày 29/06/2006 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật BHXH, đến ngày 01/01/2007 Luật chính thức có hiệu lực thực thi. Luật BHXH cùng với các văn bản hướng dẫn một số điều của Luật về: Đối tượng áp dụng, mức đóng, phương thức đóng, đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, mức hưởng... đã đề cập tương đối hoàn chỉnh các vấn đề về chính sách BHXH tại thời điểm đó.

Hệ thống các văn bản ban hành kèm theo Luật BHXH bao gồm:

- Nghị định 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 về việc hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Quyết định số 902/QĐ - BHXH ngày 26/06/2007 ban hành quy định về quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế bắt buộc. Trong đó quy định rõ về trường hợp truy đóng, các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH và các hình thức xử lý vi phạm;

- Nghị định số 135/2007/NĐ - CP ban hành ngày 16/08/2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH;

Đây là những văn bản đã có tác dụng tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các chính sách BHXH nói chung, công tác thu BHXH nói riêng; Sau đó, căn cứ vào tình hình thực hiện, Chính phủ đã cho ra đời nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thu BHXH;

- Quyết định số 1333/QĐ - BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi bổ sung một số điểm tại quyết định 902/QĐ – BHXH;

- Quyết định 3636/QĐ - BHXH ngày 16/6/2008 quy định về cấp và quản lý sổ BHXH;

- Quyết định 555/QĐ - BHXH ngày 13/5/2009 quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, Quyết định này thay thế quyết định 3636/QĐ-BHXH;

- Công văn 1615/BHXH - CSXH ngày 02/6/2009 hướng dẫn thu - chi Bảo hiểm thất nghiệp;

- Công văn 2035/BHXH - CSXH ngày 26/6/2009 sửa đổi bổ sung một số điểm ở công văn 1615/BHXH - CSXH;

- Nghị định số 86/2010/NĐ - CP ban hành ngày 13/8/2010 thay thế nghị định số 135/2007/NĐ - CP ban hành ngày 16/08/2007 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH;

- Quy định ban về Quản lý thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế ban hành kèm Quyết định 1111/QĐ - BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

1.3.2 Đối tượng thu BHXH

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ - CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc; Nghị định số 68/2007/NĐ - CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc, Quyết định số 902/QĐ - BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Đối tượng thu BHXH bao gồm :

 Người lao động

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức ;

- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động ;

- NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã ;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các DN thuộc lực lượng vũ trang;

- NLĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

 Người sử dụng lao động bao gồm các khối sau đây : - Khối DN nhà nước;

- Khối HCSN;

- Khối DN Ngoài quốc doanh bao gồm các DN tư nhân và các công ty TNHH;

- Khối ngoài công lập bao gồm các đơn vị, y tế, nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao… hoạt động không dưới sự quản lý của nhà nước;

- Khối phường xã : gồm các UBND các xã, phường; - Khối hợp tác xã.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 25)