6. Bố cục của Luận văn
1.6.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý và thu nợ BHXH của ba nước
nêu trên
- Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách, thực thi các biện pháp để cho người lao động đảm bảo được cuộc sống khi gặp hoạn nạn, ốm đau, thai sản.. hay nghỉ hưu.
- Tuy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, các nước có những quy định cụ thể khác nhau về mức đóng, điều kiện hưởng và mức hưởng.
- Tổ chức quản lý hoạt động BHXH ở các nước khác nhau cũng khác nhau, không có mô hình chung cho tất cả các nước; thông thường mọi chế độ BHXH đều do một tổ chức thực hiện, ít có tổ chức thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ khác nhau.
- Công tác thu BHXH, ứng với các loại đối tượng là một quy trình cụ thể bằng phương pháp quản lý hiện đại, kết hợp chặt chẽ nhiều khâu theo một quy trình nhất định bắt đầu từ việc đăng ký đối tượng tham gia BHXH. Kết thúc bằng việc xác định chính xác kết quả đóng góp của từng người để những người tham gia được hưởng các chế độ BHXH khi họ đủ điều kiện.
- Các nước đều có hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh, Nhà nước quản lý chặt chẽ thu nhập của người lao động thông qua hệ thống Ngân hàng.
- Với hệ thống quản lý hiện đại, các nước phát triển hầu như không cần nói tới biện pháp chống thất thu, hay thu nợ BHXH, tuy nhiên, một số lao động không làm việc trong các công ty, mà hoạt động trong các lĩnh vực tư, thu nhập bằng tiền mặt không qua hệ thống Ngân hàng, Nhà nước không kiểm soát được thu nhập, đây cũng là một hạn chế trong công tác thu BHXH của các nước.
- Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quản lý hoạt động BHXH, thông qua việc hướng, xây dựng
pháp luật, chính sách, khi cần thiết hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc thanh, kiểm tra.