Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của Cộng hòa Liên Bang Đức

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 42)

6. Bố cục của Luận văn

1.6.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của Cộng hòa Liên Bang Đức

Đức là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện chế độ BHXH. Bộ Luật đầu tiên được ban hành vào năm 1883. Hiện nay, Cộng hoà liên bang Đức đang thực hiện các chế độ BHXH: hưu trí, y tế, thai sản, thất nghiệp, tai nạn lao động và chăm sóc người già. Quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và hỗ trợ của nhà nước. Tổng

mức đóng góp vào quỹ BHXH là 41,5% quỹ tiền lương (cho chế độ hưu trí 19,3%, y tế, thai sản 14%, tai nạn lao động, thất nghiệp 6,5%, chăm sóc người già 1,7%); trong đó người sử dụng lao động đóng một nửa và người lao động đóng một nửa. Quỹ BHXH thực hiện cơ chế tài khoá hằng năm theo nguyên tắc “hoán đổi”, tức là thu trong năm để chi trong năm đó, không có tích luỹ. Trường hợp thu không đủ chỉ thì Nhà nước cấp bù.

Hiện nay, hàng năm ngân sách Nhà nước (NSNN) Đức phải hỗ trợ quỹ BHXH rất lớn. Năm 2000 số chi trả BHXH 400.000 tỷ DM nhưng số thu chỉ đạt 300.000 tỷ DM, NSNN bù 100.000 tỷ DM. Tổng số chi cho chế độ hưu trí chiếm 75%. Từ 2001, NSNN trợ cấp cho quỹ BHXH ngày càng nhiều. Do đó, Chính phủ Đức đang đệ trình lên Quốc hội một số điều chinh Luật nhằm cân đối quỹ, giảm dần sự hỗ trợ của NSNN bao gồm: Nâng tuổi nghỉ hưu từ 65 tuổi lên 67 tuổi và điều chỉnh mức đóng, mức hưởng theo một trong 2 biện pháp:

Nâng dần mức đóng, dự kiến đến năm 2030 mức đóng cho chế độ hưu trí tăng từ 19,3% lên 26%; ý kiến này giới chủ và Liên đoàn lao động không đồng ý giảm dần tỷ lệ hưởng. Dự kiến đến năm 2030 lương hưu chỉ bằng 50% của năm 2000. Phương án này Liên đoàn Lao động không đồng ý.

Để dung hoà, Chính phủ đưa ra phương án ổn định chế độ hưu và mức đóng góp hiện nay nhưng hình thành thêm một loại bảo hiểm bổ sung.

Do mức đóng góp cho quỹ cao nên mức thụ hưởng từ các chính sách An sinh xã hội của Đức cũng cao. Thu nhập của người lao động, mọi thanh toán đều thông qua hệ thống Ngân hàng. Việc khai thuế và trích nộp BHXH rất chặt chẽ hầu như không thể nói đến chuyện chốn nộp BHXH. Thực tế, nếu người lao động có khai sai, kiểm tra từ hệ thống Ngân hàng, Chính phủ cũng buộc phải nộp và có thể còn bị phạt, mức phạt rất cao. Do đó, hầu như cả những người lao động và chủ doanh nghiệp không ai nghĩ đến việc trốn tránh nộp BHXH.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)