Tỷ lệ nợ đóng BHXH

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 38)

6. Bố cục của Luận văn

1.5.5.Tỷ lệ nợ đóng BHXH

Tỷ lệ nợ đóng BHXH là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH nợ đóng so với tổng số tiền BHXH phải thu.

Cách tính:

- Mẫu số là tổng số tiền BHXH phải thu Tỷ lệ nợ

đóng BHXH =

Tổng số tiền nợ đóng BHXH

100 Tổng số tiền BHXH phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH của đơn vị. Tỷ lệ càng nhỏ phản ánh số nợ đóng BHXH so với tổng số tiền BHXH phải thu thấp là rất tốt, ngược lại khi tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng nợ đóng BHXH diễn ra phổ biến.

1.6. Kinh nghiệm xây dựng cơ chế thu BHXH một số nƣớc trên Thế giới

1.6.1. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH ở Philippines

Hệ thống BHXH của Philippines là một trong những hệ thống với mức độ bao phủ BHXH khá rộng. Đây là một cơ quan chính phủ ít thực hiện việc thay đổi hệ thống cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên hệ thống này luôn nâng cao nâng cao dịch vụ khách hàng, năng động thông qua cách điều hành và phục vụ. Hiện nay ở Philippines việc thực hiện những chế độ BHXH cho người lao động được gọi chung là hệ thống an sinh xã hội (viết tắt là SSS).

a. Một số quy định về thu BHXH

- Đối tượng tham gia bắt buộc với các doanh nghiệp tư nhân, người lao động ở các doanh nghiệp này và lao động thời vụ trong các doanh nghiệp cho đến đối tượng lao động tự do không tính đến trong lĩnh vực kinh doanh với điều kiện họ không quá 60 tuổi và kiếm ít nhất 1.000 Php (đơn vị tiền tệ của Philippines)/tháng. SSS cũng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng tự nguyện là người lao động chuyển dịch, người nội trợ không đi làm, người lao động Philippines ở nước ngoài.

- Mức đóng của SSS hiện nay là 10,4% lương tháng của người lao động. Chủ sử dụng lao động đóng 3,33%, người lao động đóng 7,07%. Trong trường hợp người lao động bị rủi ro và ốm đau, thai sản mà tham gia BHXH tự nguyện thì họ phải đóng toàn bộ mức trên, mức đóng này áp dụng căn cứ

trên 29 tháng lương theo thu nhập mức sàn là 1.000 Php đến mức trần là 15.000 Php vào khoảng 100 USD, đối với lao động Philippines ở nước ngoài thì mức tối thiểu là 5.000 Php.

b. Tổ chức thực hiện thu BHXH

Hệ thống quản lý SSS của Philippines hiện nay là một cơ quan độc lập tự quản, thực hiện chính sách theo đúng quy định của pháp luật. Hội đồng quản lý là cơ quan hoạch định chính sách của hệ thống an sinh xã hội.

Hội đồng quản lý SSS có quyền trình tổng thống để thông qua sửa đổi hoặc hủy bỏ các quy định và quy chế hiện hành, thực hiện các quy chế và diều khoản của luật an sinh xã hội. Thứ hai là thành lập một quỹ phòng xa cho các thành viên. Đây là quỹ tự nguyện của chủ sử dụng lao động và mọi người lao động và các đối tượng tham gia tự do khác nhằm chi trả trợ cấp cho các thành viên và gia đình họ.

Ngoài ra SSS cho phép các hợp tác xã và các hiệp hội đăng ký với các cơ quan chính phủ để làm chức năng như đại lý thu, đảm bảo quyền lợi cho các thành viên của mình. Đặc biệt, hệ thống an sinh xã hội Philippines có một chiến lược phát triển đại lý đã đạt được rất nhiều thành công.

Nhằm để tạo điều kiện cho những người lao động tự do và những người tham gia chế độ BHXH tự nguyện trong việc đóng phí bảo hiểm. Hệ thống an sinh xã hội đã cho phép bên thứ ba được làm đại lý thu cho mình. Sau khi ký thỏa thuận, người tham gia bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm tại hơn 600 đại lý của Tập đoàn giải pháp thông tin (CIS) – một công ty tư nhân thực hiện việc thu tiền cho cả một số ngành công cộng khác như bưu chính viễn thông và bảo hiểm.

Hệ thống an sinh xã hội cũng ký kết một thỏa thuận tương tự với ngân hàng phát triển Philippines, một tập đoàn do nhà nước sở hữu và quản lý, cho phép ngân hàng này được liên kết cùng họ trong việc thu phí bảo hiểm.

Với phương thức thu linh hoạt, cùng với việc hoàn thiện tính hiệu quả của công tác thu là những nhân tố chính thúc đẩy sự lớn mạnh của quỹ an sinh xã hội và từ đó tăng cường tính bền vững của quỹ.

1.6.2. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH ở Thái Lan

Cho đến nay Thái Lan vẫn còn hai Luật An sinh Xã hội (tức BHXH) đang cùng có hiệu lực. Một đạo Luật ban hành năm 1990 và một đạo Luật ban hành năm 1994 (sửa đổi, bổ sung một số điều trong đạo Luật năm 1990 và được gọi chính thức là Luật An sinh Xã hội lần 2).

Việc quy định người tham gia BHXH không thống nhất ở các chế độ, cụ thể: đối với các chế độ trợ cấp mất khả năng lao động, hưu trí, tử tuất, ốm đau và thai sản, những người bắt buộc phải tham gia là những người làm việc trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, còn đối với chế độ tai nạn lao động là những người làm việc trong các ngành công nghiệp hoặc các hãng thương mại có từ 10 lao động trở lên, các ngành khác không bắt buộc. Tuổi nghỉ hưu ở Thái Lan quy định chung cho cả nam và nữ đối với các viên chức của Chính phủ từ Trung ương đến địa phương; với Quân đội, Cảnh sát là 60 tuổi; các đối tượng khác là 55 tuổi. Điểm đáng lưu ý ở đây là Luật An sinh xã hội không áp dụng đối với các quan chức Chính phủ và các viên chức thường xuyên, các viên chức tạm tuyển làm việc theo tháng. Các đối tượng này được điều chỉnh bằng một đạo Luật khác, theo đó họ chỉ phải đóng 3% tiền lương tháng để nhận được chi phí điều trị khi ốm đau và lương hưu do Chính phủ đảm bảo sau khi đã đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian phục vụ.

Về mức đóng, Điều 46 Luật An sinh Xã hội năm 1990 quy định: Chính phủ, người sử dụng lao động và người tham gia BHXH đóng góp như nhau theo quy định của Bộ Lao động và Phúc lợi, nhưng không quá các mức do Luật định như sau:

Bảng 1.1: Mức đóng góp BHXH của Thái Lan

Ngƣời đóng góp Mức đóng góp (tỷ lệ % so với tiền

lƣơng của ngƣời đƣợc bảo hiểm)

1- Đóng góp cho các chế độ hưởng về ốm đau, tàn tật, tử vong và thai sản - Chính phủ - Người sử dụng lao động - Người lao động 1,5 1,5 1,5 2. Đóng góp cho các chế độ phụ cấp

gia đình và dưỡng cấp tuổi già. - Chính phủ - Người sử dụng lao động - Người lao động 3 3 3 3. Đóng góp cho chế độ hưởng về thất nghiệp - Chính phủ - Người sử dụng lao động - Người lao động 5 5 5

Nguồn: Luật An sinh xã hội của Thái Lan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.6.3. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của Cộng hòa Liên Bang Đức

Đức là nước đầu tiên trên thế giới thực hiện chế độ BHXH. Bộ Luật đầu tiên được ban hành vào năm 1883. Hiện nay, Cộng hoà liên bang Đức đang thực hiện các chế độ BHXH: hưu trí, y tế, thai sản, thất nghiệp, tai nạn lao động và chăm sóc người già. Quỹ BHXH được hình thành từ đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và hỗ trợ của nhà nước. Tổng

mức đóng góp vào quỹ BHXH là 41,5% quỹ tiền lương (cho chế độ hưu trí 19,3%, y tế, thai sản 14%, tai nạn lao động, thất nghiệp 6,5%, chăm sóc người già 1,7%); trong đó người sử dụng lao động đóng một nửa và người lao động đóng một nửa. Quỹ BHXH thực hiện cơ chế tài khoá hằng năm theo nguyên tắc “hoán đổi”, tức là thu trong năm để chi trong năm đó, không có tích luỹ. Trường hợp thu không đủ chỉ thì Nhà nước cấp bù.

Hiện nay, hàng năm ngân sách Nhà nước (NSNN) Đức phải hỗ trợ quỹ BHXH rất lớn. Năm 2000 số chi trả BHXH 400.000 tỷ DM nhưng số thu chỉ đạt 300.000 tỷ DM, NSNN bù 100.000 tỷ DM. Tổng số chi cho chế độ hưu trí chiếm 75%. Từ 2001, NSNN trợ cấp cho quỹ BHXH ngày càng nhiều. Do đó, Chính phủ Đức đang đệ trình lên Quốc hội một số điều chinh Luật nhằm cân đối quỹ, giảm dần sự hỗ trợ của NSNN bao gồm: Nâng tuổi nghỉ hưu từ 65 tuổi lên 67 tuổi và điều chỉnh mức đóng, mức hưởng theo một trong 2 biện pháp:

Nâng dần mức đóng, dự kiến đến năm 2030 mức đóng cho chế độ hưu trí tăng từ 19,3% lên 26%; ý kiến này giới chủ và Liên đoàn lao động không đồng ý giảm dần tỷ lệ hưởng. Dự kiến đến năm 2030 lương hưu chỉ bằng 50% của năm 2000. Phương án này Liên đoàn Lao động không đồng ý.

Để dung hoà, Chính phủ đưa ra phương án ổn định chế độ hưu và mức đóng góp hiện nay nhưng hình thành thêm một loại bảo hiểm bổ sung.

Do mức đóng góp cho quỹ cao nên mức thụ hưởng từ các chính sách An sinh xã hội của Đức cũng cao. Thu nhập của người lao động, mọi thanh toán đều thông qua hệ thống Ngân hàng. Việc khai thuế và trích nộp BHXH rất chặt chẽ hầu như không thể nói đến chuyện chốn nộp BHXH. Thực tế, nếu người lao động có khai sai, kiểm tra từ hệ thống Ngân hàng, Chính phủ cũng buộc phải nộp và có thể còn bị phạt, mức phạt rất cao. Do đó, hầu như cả những người lao động và chủ doanh nghiệp không ai nghĩ đến việc trốn tránh nộp BHXH.

1.6.4. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý và thu nợ BHXH của ba nước nêu trên nêu trên

- Chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách, thực thi các biện pháp để cho người lao động đảm bảo được cuộc sống khi gặp hoạn nạn, ốm đau, thai sản.. hay nghỉ hưu.

- Tuy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, các nước có những quy định cụ thể khác nhau về mức đóng, điều kiện hưởng và mức hưởng.

- Tổ chức quản lý hoạt động BHXH ở các nước khác nhau cũng khác nhau, không có mô hình chung cho tất cả các nước; thông thường mọi chế độ BHXH đều do một tổ chức thực hiện, ít có tổ chức thực hiện cùng một lúc nhiều chế độ khác nhau.

- Công tác thu BHXH, ứng với các loại đối tượng là một quy trình cụ thể bằng phương pháp quản lý hiện đại, kết hợp chặt chẽ nhiều khâu theo một quy trình nhất định bắt đầu từ việc đăng ký đối tượng tham gia BHXH. Kết thúc bằng việc xác định chính xác kết quả đóng góp của từng người để những người tham gia được hưởng các chế độ BHXH khi họ đủ điều kiện.

- Các nước đều có hệ thống Ngân hàng phát triển mạnh, Nhà nước quản lý chặt chẽ thu nhập của người lao động thông qua hệ thống Ngân hàng.

- Với hệ thống quản lý hiện đại, các nước phát triển hầu như không cần nói tới biện pháp chống thất thu, hay thu nợ BHXH, tuy nhiên, một số lao động không làm việc trong các công ty, mà hoạt động trong các lĩnh vực tư, thu nhập bằng tiền mặt không qua hệ thống Ngân hàng, Nhà nước không kiểm soát được thu nhập, đây cũng là một hạn chế trong công tác thu BHXH của các nước.

- Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quản lý hoạt động BHXH, thông qua việc hướng, xây dựng

pháp luật, chính sách, khi cần thiết hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc thanh, kiểm tra.

1.7. Bài học rút ra cho Việt Nam

Khi nghiên cứu về vấn đề thu BHXH của một số nước trên có thể thấy những quy định về thu BHXH cũng rất phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể hoàn toàn tiếp thu những kinh nghiệm quý báu này để tổ chức thực hiện công tác thu BHXH ở Việt Nam, nhằm đem lại kết quả, hiệu quả cao nhất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia, bảo đảm được độ chính xác cũng như các nguyên tắc quản lý tài chính chặt chẽ. Đồng thời đề ra những biện pháp nhằm quản lý thu hiệu quả hơn, chống thất thu và nợ tồn đọng BHXH ở Việt Nam.

Thứ nhất, tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH quy định nên cân đối, hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Thứ hai, thành lập hoặc kiện toàn, sắp xếp lại một số bộ phận nhằm mục đích thanh tra, kiểm tra quá trình thu nộp BHXH của các đối tượng để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Điều này giúp hạn chế được rất nhiều tình trạng chây ì, nợ tiền BHXH.

Thứ ba, phát triển dịch vụ thu BHXH

Cơ quan BHXH Việt nam nên mở rộng việc ký kết các hợp đồng đại lý thu BHXH với các cơ quan như: Thuế, ngân hàng, kho bạc, bưu điện…

* Bài học rút ra đối với BHXH huyện Phù Ninh

1. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động thu nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp kịp thời, đầy đủ theo tháng. Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương và phối hợp với Thanh tra Nhà nước huyện, Phòng LĐ-TB&XH kiên quyết xử phạt và truy thu những đơn vị đóng chậm, đóng thiếu, trốn đóng BHXH. Đối với những đơn vị nợ đọng kéo dài thì hoàn thiện các thủ tục khởi kiện ra toà án.

2. Tập trung mọi biện pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Tiếp tục phối hợp với Phòng KH-ĐT, cơ quan thuế huyện để kiểm tra số doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đang hưởng tiền lương, tiền công trong tháng. Tổ chức phổ biến chính sách, chế độ mới theo Luật BHXH, Luật BHYT; cung cấp các tài liệu, ấn phẩm để tuyên truyền, vận động; tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng lao động.

3. Tăng cường cử cán bộ đi kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện thu BHXH, BHYT của BHXH các đơn vị có nợ đọng nhiều, thường xuyên báo cáo BHXH tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. BHXH huyện phải chủ động và tăng cường công tác kiểm tra; thông tin, báo cáo kịp thời tình hình vi phạm pháp luật BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn để cơ quan lao động, thanh tra nhà nước và chính quyền các cấp nắm được có hướng chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác của Tổ Thu hồi nợ, nếu cần thiết có thể làm việc với các ngành chức năng và báo cáo BHXH tỉnh, đề nghị bổ sung thành viên, thành phần vào Tổ Thu hồi nợ như Công an kinh tế, Liên đoàn Lao động, …

5. Công khai tình trạng vi phạm pháp luật BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài phát thanh Truyền hình, Báo địa phương, đồng thời gửi trực tiếp đến Tổ chức Công đoàn hoặc đại diện người lao động tại những đơn vị đang trốn đóng, nợ tiền đóng BHXH, BHYT số lượng lớn, kéo dài để người lao động biết, qua đó tạo áp lực để chủ sử dụng phải thực hiện trách nhiệm của mình;

6. Cùng các cơ quan chức năng tập trung kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng và nợ đóng BHXH, BHYT; áp dụng các biện pháp thích hợp từ vận động, thuyết phục, đến biện pháp hành chính (xử phạt), … để thu hồi số tiền đơn vị đang nợ; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.

7. Báo cáo UBND huyện tình hình ngân sách địa phương nợ tiền đóng BHYT, BHTN; đề nghị UBND huyện, chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc và những khoản nợ từ ngân sách địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác thu nợ tồn đọng bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ (Trang 38)