Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý pvi phạm hành chính trong quản lý đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.3. Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003

Trong giai đoạn này, LĐĐ năm 1993 được ban hành thay thế LĐĐ năm 1987 và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn khách quan. Trong giai đoạn này, do nhu cầu về đất đai rất lớn để thực hiện sự phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và các dự án kinh tế lớn, trong điều kiện, cơ chế thị trường đã ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý việc SDĐ đai. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các hiện tượng vi phạm trong việc quản lý, SDĐ đai; xâm phạm quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai. Đó là các hiện tượng: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất không đúng thẩm quyền vi phạm Điều 23 LĐĐ năm 1993; lấn, chiếm, SDĐ không đúng mục đích, chuyển nhượng quyền SDĐ trái phép ... Mặc dù Điều 85 của Luật này đã quy định:

“Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền SDĐ trái phép hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”[22].

Ngày 06 tháng 7 năm 1995, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 41-L/CTN về xử lý VPHC thay thế Pháp lệnh xử phạt VPHC ngày 30 tháng 11 năm 1989. Pháp lệnh này đã quy định về các nguyên tắc, trình tự thủ tục, thẩm quyền xử lý VPHC, đặc biệt lần đầu tiên quy định thời hiệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai là 2 năm [33].

Ngày 02/7/2002, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 về việc xử lý VPHC thay thế cho Pháp lệnh xử lý VPHC ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/CP ngày 10/01/1997 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý, SDĐ đai, quy định tương đối đầy đủ các hành vi vi phạm và thẩm quyền xử phạt vi phạm; đánh dấu một bước phát triển của chế định pháp luật về VPHC và xử lý vi phạm pháp luật đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đai ở nước ta [26]. Nghị định này được hướng dẫn bởi Thông tư số 278-TT/ĐC ngày 7/3/1997 của Tổng cục Địa chính.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý pvi phạm hành chính trong quản lý đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)