Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý pvi phạm hành chính trong quản lý đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc [4].

Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: Tuyến Đường bộ: Có các tuyến Quốc lộ chạy qua như: Quốc lộ 2A (Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C; quốc lộ 23…, Đường cao tốc xuyên Á cảng Cái Lân - Nội Bài – Vĩnh Phúc – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc) đã khởi công xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Tuyến Đường sắt: Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) [37]. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; Đường thuỷ: Phát triển mạnh trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô [16].

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý, kinh tế; tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc; Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của Quốc gia và Quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc; hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội...; Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả Nước và Quốc tế [37].

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi, trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng; bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: Vùng núi, Trung du và Đồng bằng.

Vùng núi: Có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400 ha, đất

lâm nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vùng Trung du: Kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông -

Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000 ha), chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phường, xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.

Vùng Đồng bằng: Có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên

Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.

Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng. Khu vực miền núi có địa hình chia cắt bởi các khe lạch, sông suối thành từng khu nhỏ rất khó khăn cho canh tác lúa nước, nhưng lại rất thích hợp cho trồng các loại cây lâu năm như chè, cà fê và các loại cây ăn quả. Đối với địa hình vùng đồng bằng rất tiện lợi cho thâm canh lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản nhưng lại thường bị úng ngập vào mùa mưa lũ [37].

3.1.1.3. Khí hậu

Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 – 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ [12]. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180

C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí [37].

3.1.1.4. Thuỷ văn

Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc). Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km. Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh [16].

3.1.1.5. Tài nguyên đất đai

Cơ cấu đất đai của tỉnh: Tổng diện tích tự nhiên 123.861,62 ha; Đất nông nghiệp: 86.517,40 ha (trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 49.689,01 ha; Đất lâm nghiệp: 32.433,23 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản: 4.328,43 ha, đất nông nghiệp khác 66,73 ha); Đất phi nông nghiệp: 35.182,82 ha; Đất chưa sử dụng: 2.161,40 ha [4].

Hình 3.2. Cơ cấu SDĐ của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy, chiếm 62,2% diện tích, tập trung phần lớn ở phía Nam; đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi ven chân núi Tam Đảo và vùng đồi huyện Lập Thạch; Đất đỏ vàng nhạt chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc ven chân đồi Tam Đảo.

Nhìn chung, đất canh tác của tỉnh có độ màu mỡ kém: diện tích đất có độ mùn dưới 1% chiếm 25,6%, từ 1-2% chiếm 63% và trên 2% chiếm 11,24%. Nếu phân theo hóa tính, đất có độ chua dưới 4,5 (độ pH) chiếm 12% diện tích, đất có độ pH từ 4,5-5,5 chiếm 36%, độ pH trên 5 chiếm tới 43%.

Mặc dù trên địa bàn phát triển nhiều khu cụm công nghiệp nhưng đất nông nghiệp hầu như không giảm; đất lâm nghiệp có rừng và đất chuyên dùng tăng rõ rệt; đất chưa sử dụng đã giảm mạnh, gần 9%/năm.

Như vậy, tỉnh đã huy động tối đa quỹ đất cho phát triển kinh tế, diện tích đất nông nghiệp bị lấy cho hoạt động công nghiệp đã được bù đắp từ nguồn đất chưa sử dụng. Xu hướng phát triển kinh tế với tốc độ cao theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa trong thời gian tới chắc chắn sẽ tác động mạnh đến cơ cấu đất đai của tỉnh: đất nông nghiệp tiếp tục bị thu hẹp, đất chuyên dùng và đất ở sẽ tăng, trong khi phần đất chưa sử dụng còn tỷ lệ nhỏ và khó khai thác. Bởi vậy, phân bổ SDĐ đai một cách hợp lý và có hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xử lý pvi phạm hành chính trong quản lý đất đai tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)