3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.2. Thời kỳ từ năm 1980 đến năm 1993
Ngày 18/12/1980, nhà nước đã chính thức xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai (Điều 19 Hiến pháp năm 1980) [19]. Từ đây Nhà nước ta đại diện cho toàn dân thực hiện vai trò của chủ sở hữu đất đai; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng; mối quan hệ giữa nhà nước với người SDĐ là quan hệ giữa chủ sở hữu, người quản lý với người sử dụng trực tiếp, người thực hiện quy hoạch và kế hoạch SDĐ của Nhà nước. Giai đoạn này Quốc hội ban hành LĐĐ năm 1987, tại Điều 53 đã quy định rõ về việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai:
“Người nào mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô, huỷ hoại đất đai hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai thì bị xử phạt hành chính bằng một hoặc nhiều hình thức sau đây:
1- Cảnh cáo;
2- Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị thiệt hại do việc vi phạm gây ra; 3- Tịch thu toàn bộ tiền mua bán đất;
4- Thu hồi phần đất sử dụng trái pháp luật.
Việc xử lý hành chính quy định trong Điều này do Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Nếu hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm thì bị xử phạt theo Bộ luật hình sự”[21].
Thời kỳ này đã có Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 28-LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989 về xử phạt VPHC, Pháp lệnh này là cơ sở để Hội đồng bộ trưởng quy định hành vi VPHC, hình thức xử phạt và biện pháp hành chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khác áp dụng đối với từng loại hành vi VPHC trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước [28].