Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phòng chống cháy rừng tại rừng trồng Thông ba lá (Pinus kesia R) ở huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk (Trang 45)

- Nhĩm đất phù sa: chiếm 17,87% diện tích tự nhiên, được hình thành do sơng suối mang phù sa bồi đắp nên, đất giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giớ

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu 1 Phương pháp luận

3.3.1 Phương pháp luận

Cháy rừng do vật liệu cháy, oxy và nguồn nhiệt, những yếu tố này tùy thuộc lồi cây, tuổi cây, điều kiện lập địa, vùng sinh thái, tập quán người dân địa phương, dân số. Trong các yếu tố này thì oxy luơn cĩ sẵn trong khơng khí

42

(chiếm khoảng 21%) nên rất khĩ loại trừ. Nguồn nhiệt chủ yếu do con người mang đến (trên 90%) nhưng rất khĩ kiểm sốt cần phải cĩ các giải pháp để hạn chế lửa vào rừng. Vật liệu chỉ cĩ thể cháy khi độ ẩm thấp. Nếu độ ẩm cao ở một mức độ nhất định thì vật liệu khơng thể bắt cháy được hoặc cĩ cháy thì quá trình cháy cũng sẽ tự tắt [13].

Vật liệu cháy, hiểu theo nghĩa rộng là tất cả vật chất hữu cơ ở trong rừng cĩ thể bắt lửa và bốc cháy, bao gồm thảm mục, cành lá, hoa quả rơi rụng, cỏ, cây bụi, thảm tươi, rễ cây, thân gỗ, than bùn…phân bố ở trong đất hay trên mặt đất.

Những vật liệu nhỏ và khơ là những loại vật liệu dễ cĩ khả năng bắt cháy nhất. Chúng cĩ đặc điểm hút nước nhanh và mất nước cũng nhanh, nhiệt độ cung cấp ban đầu để chúng đạt tới điểm bén lửa thường khơng lớn (trong khoảng 200 - 2500C). Khi bắt lửa chúng sẽ cháy và lan rất nhanh, nhiệt độ tỏa ra từ quá trình cháy gĩp phần đốt nĩng và sấy trước những vật liệu bên cạnh, đặc biệt là những vật liệu to và ẩm, giúp cho quá trình cháy được ổn định. Chính vì vậy, các loại vật liệu cháy cỡ nhỏ khơng chỉ quyết định khả năng cháy của chúng mà cịn phản ánh mức độ nguy hiểm của việc phát sinh nạn lửa rừng và tốc độ lan tràn nếu cháy rừng xảy ra.

Từ lâu, những nhà nghiên cứu về lửa rừng đã nhận thấy sự thay đổi thất thường của độ ẩm vật liệu cháy do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết. Lượng mưa và độ ẩm khơng khí sẽ làm tăng độ ẩm của vật liệu, ngược lại trong điều kiện thời tiết khơ thì độ ẩm của vật liệu cháy sẽ giảm. Ngồi ra cịn cĩ nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới độ ẩm vật liệu với những mối quan hệ phức tạp giữa chúng như giĩ, nhiệt độ khơng khí, độ ẩm khơng khí, cấu trúc rừng, điều kiện vật liệu…

Trong điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay, chúng ta cĩ thể dự báo được tương đối chính xác các yếu tố khí tượng thủy văn

43

trong khoảng thời gian gần. Vì vậy, cĩ thể xác định được khả năng xảy ra cháy rừng cũng như khả năng phát triển của đám cháy trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa độ ẩm vật liệu, tốc độ cháy lan với các nhân tố khí tượng. Khi nghiên cứu vấn đề này, cần tiến hành với từng loại cây, ở các cấp tuổi do sự khác biệt về thành phần cũng như đặc điểm của cấu trúc lâm phần.

Các đặc điểm của cấu trúc lâm phần như thành phần lồi cây, mật độ, độ tàn che, phân bố số cây…cũng như đặc điểm lớp thực bì như độ che phủ, lồi ưu thế, tình hình sinh trưởng… đều cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xuất hiện và lan rộng của đám cháy. Mặt khác cấu trúc rừng ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tiểu khí hậu rừng như độ ẩm khơng khí, nhiệt độ khơng khí, lượng mưa rơi, tốc độ giĩ … do đĩ nĩ cũng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến cháy rừng. Ngồi ra cấu trúc rừng và đặc điểm sinh trưởng của lâm phần sẽ gĩp phần quyết định thành phần, khối lượng và các tính cháy của vật liệu cháy.

Trong điều kiện ở Việt Nam, qui luật biến đổi của điều kiện khí tượng cĩ tính đặc thù. Mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng thủy văn với độ ẩm của vật liệu cháy khác nhiều so với các nước khác, đặc biệt là các nước vùng ơn đới. Do đĩ, để cĩ thể áp dụng một cách đúng đắn phương pháp dự báo cháy rừng các nước khác, cần nghiên cứu và tìm ra các hệ số điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của các loại rừng ở Việt Nam nĩi chung và từng địa phương nĩi riêng.

Quan điểm và cách tiếp cận: Tồn bộ quá trình nghiên cứu phải dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng với độ ẩm và khả năng cháy của vật liệu ở từng địa điểm nghiên cứu cụ thể và các mối quan hệ giữa cháy rừng với các nhân tố xã hội khác như dân số, dân tộc...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Lâm nghiệp Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phòng chống cháy rừng tại rừng trồng Thông ba lá (Pinus kesia R) ở huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)