Khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng của

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 46)

các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu

Như đã phân tích ở chương I, các tiêu chuẩn và quy định quốc tế về môi trường có ảnh hưởng ngày càng tăng đối với hàng hoá xuất khẩu và việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường của nước nhập khẩu đang là thách thức đối với các nước xuất khẩu. Chính vì vậy ngoài việc hiểu biết về hệ thống quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường liên quan đến sản phẩm, một vấn đề hết sức quan trọng là doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp để cải tiến chất lượng môi trường của quá trình sản xuất, đóng gói, hạn chế sử dụng các chất gây độc hại đối với con người, động thực vật và việc áp dụng các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu cần dựa trên những quy định quốc tế.

Để đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về môi trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, luận văn đã sử dụng kết quả điều tra, khảo sát do nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu thương mại thực hiện tại 50 doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm đối với môi trường, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: nông sản (gạo, cà phê), thực phẩm (rau quả, thuỷ sản, thịt) [19, 98] [7, 63].

- Đánh giá các tiêu chuẩn môi trường của sản phẩm: Các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái; Các tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói; Các tiêu chuẩn liên quan đến phương pháp sản xuất, chế biến; Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đánh giá nhận thức của các doanh nghiệp về các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu: Hiểu biết về các tiêu chuẩn môi trường, khả năng tiếp cận thông tin, các dịch vụ hỗ trợ, khả năng tài chính để cải thiện chất lượng môi trường của sản phẩm, các vấn đề vệ sinh kiểm dịch và các tiêu chuẩn kỹ thuật do các nước nhập khẩu quy định, các vấn đề về chính sách đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu; chi phí phải trả cho việc đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu; sự đối xử khác biệt của các nước nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ; sự phân biệt đối xử của nước nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu khác nhau...

Phương pháp đánh giá:

- Khảo sát thông qua việc phỏng vấn các doanh nghiệp bằng các phiếu điều tra

- Thu thập số liệu tại các cơ quan quản lý

(1) Đánh giá tiêu chuẩn môi trƣờng của sản phẩm

Các tiêu chuẩn về đóng gói: Vấn đề bao bì bắt đầu được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Kết quả khảo sát các doanh nghiệp cho thấy các nhà sản xuất đều cho rằng tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là hàng xuất khẩu và họ tán thành việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường về nguyên liệu đóng gói. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được khảo sát chỉ mới quan tâm đến vấn đề bao bì bởi vì chất lượng bao bì ảnh hưởng đến giá cả và thị hiếu tiêu dùng của dân chúng mà chưa quan tâm đến khía cạnh môi trường của nó như bao bì có dễ thu gom hay không, có khả năng tái sử dụng được không. Rất ít doanh nghiệp có được thông tin về các quy định và tiêu chuẩn bao bì của nước nhập khẩu liên quan đến môi trường như quy định về nguyên liệu sử dụng để sản xuất bao bì, độ phân huỷ và khả năng tái sử dụng.

Tiêu chuẩn môi trường về nhãn sinh thái: Ở Việt Nam, tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái cho sản phẩm ít được các nhà sản xuất cũng như quản lý

quan tâm. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều biết rất ít hoặc không biết về tiêu chuẩn này cũng như những đòi hỏi về tiêu chuẩn này trong buôn bán quốc tế.

Bảng 2.5: Mức độ nhận thức về nhãn môi trƣờng đối với sản phẩm Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn Mức độ nhận thức

Các cơ quan chính phủ Rất ít

Các Bộ quản lý sản xuất Không biết

Các Bộ quản lý tổng hợp Hầu nhƣ không biết

Các cơ quan thi hành pháp luật

Không biết

Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài Chƣa nhiều

Các công ty lớn trong nƣớc Hầu nhƣ chƣa biết

Các xí nghiệp vừa và nhỏ Không có khái niệm

Nguồn: [19, 89]

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, việc có được chứng nhận nhãn môi trường đối với sản phẩm ở Việt Nam là một vấn đề khó khăn. Điều này cũng dễ hiểu vì cho đến nay có rất ít các doanh nghiệp được cấp chứng nhận nhãn môi trường theo tiêu chuẩn của ISO 14000. Trong số các doanh nghiệp được điều tra chưa có doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn để đăng ký chứng nhận nhãn môi trường. Các doanh nghiệp được phỏng vấn đều cho rằng họ chưa gặp phải trở ngại lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm liên quan đến nhãn sinh thái và để có được chứng nhận này đòi hỏi chi phí cao vượt quá khả năng hiện nay của doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất, chế biến: Các doanh nghiệp được điều tra hầu như không biết đến các tiêu chuẩn liên quan đến phương pháp chế biến quy định trong buôn bán quốc tế hiện nay. Có thể vì Việt Nam chưa tham gia WTO và chưa có tranh chấp thương mại nào phải xử lý liên quan đến các tiêu chuẩn này. Kết quả điều tra cho thấy công nghệ sản xuất các mặt hàng chế biến của ta hiện nay còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, phương pháp đánh bắt hải sản còn thô sơ. Nếu thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là các quy định của WTO, Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, hàng Việt

Nam có thể bị từ chối vì vi phạm các tiêu chuẩn PPM như một số trường hợp của Thái Lan, Mêhicô, Phần Lan...

Các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chế biến rất quan tâm đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản, rau quả, thịt, lương thực chế biến. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp này cũng am hiểu các quy định, các yêu cầu của nước nhập khẩu thông qua các kênh thông tin của Bộ Thương mại và ngành chủ quản cũng như khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên một số doanh nghiệp cho rằng hạn chế về vốn đầu tư và chi phí giá thành cao do áp dụng các công nghệ xử lý độc tố và côn trùng trong sản phẩm là những khó khăn của họ trong việc có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu.

(2) Đánh giá nhận thức của các doanh nghiệp về các yêu cầu môi trƣờng của nƣớc nhập khẩu

Qua kết quả điều tra các doanh nghiệp và tìm hiểu các quy định của nước nhập khẩu có thể nhận thấy một số vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần quan tâm liên quan đến các yêu cầu môi trường của nước xuất khẩu:

- Phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát biết rất ít về các tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường quốc tế, mặc dù họ đang phải đáp ứng hàng ngày rất nhiều loại yêu cầu về chất lượng của các khách hàng. Đối với họ, các yêu cầu về vệ sinh an toàn động thực vật, tiêu chuẩn môi trường, yêu cầu kỹ thuật, mẫu mã và bao gói sản phẩm đều thuộc phạm trù chất lượng sản phẩm. Đôi khi việc cải tiến chất lượng sản phẩm được hiểu một cách đơn giản là việc nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm và bao bì chứ không tập trung cụ thể vào các tiêu chuẩn môi trường, yêu cầu vệ sinh an toàn động thực vật (SPS) hay các khía cạnh kỹ thuật khác.

- Tất cả các doanh nghiệp đều cho rằng các yêu cầu chất lượng của các nước nhập khẩu là rất cao. Tuy nhiên, không có sự đánh giá cụ thể về các quy định được áp dụng (ví dụ tính thích hợp của các quy định đó; các quy định có được dựa trên các cơ sở khoa học hay bị áp đặt một cách tuỳ tiện v.v..). Các doanh nghiệp hầu như đều cố gắng thực hiện tốt nhất các yêu cầu của nhà nhập khẩu.

- Một số đông các doanh nghiệp cho rằng chất lượng dịch vụ và các loại yêu cầu khác của các nước nhập khẩu đã gây ảnh hưởng đến việc thâm nhập thị trường của họ, ví dụ như chậm giao hàng, phí dịch vụ cao, quy trình kiểm tra ngặt nghèo, nhiều thủ tục được áp dụng tùy tiện không dựa trên những căn cứ khoa học.

- Yêu cầu chất lượng của các nước nhập khẩu là rất khác nhau. Mỗi nước có hệ thống tiêu chuẩn riêng và kết quả là các doanh nghiệp Việt Nam phải thích nghi để đáp ứng yêu cầu của mỗi loại tiêu chuẩn. Điều này trong một số trường hợp đã hạn chế khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp vì hệ thống sản xuất của họ không đủ linh hoạt để đáp ứng với tất cả các loại yêu cầu đặc thù của các nước bạn hàng.

- Tất cả các doanh nghiệp đều cho rằng chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế và họ rất chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, cách tốt nhất mà các doanh nghiệp tìm được để nâng cao chất lượng phẩm là áp dụng công nghệ tiên tiến và các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại như lSO 9000 (ISO 14000 vẫn còn chưa trở thành xu thế, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam).

- Các doanh nghiệp hầu như không có thông tin về các Hiệp định môi trường đa phương (MEA) hoặc các quy định của WTO liên quan đến môi trường. Vấn đề môi trường mới chỉ được doanh nghiệp đề cập đến dưới góc độ bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất (ví dụ như vấn đề xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm không khí, vệ sinh nơi làm việc v.v...). Tất cả các chủ doanh nghiệp đều phải trình các chứng chỉ về môi trường khi yêu cầu thành lập một doanh nghiệp để chứng tỏ các doanh nghiệp này có khả năng giải quyết các vấn đề môi trường trong hoạt động của mình.

- Các biện pháp môi trường được thực hiện khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Một vài doanh nghiệp tự đưa ra các hệ thống quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm không khí của riêng mình trong khi một số các doanh nghiệp khác lại nhập khẩu các dịch vụ này từ nước ngoài. Tuy nhiên, để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả, một số doanh nghiệp có thể phối hợp với các nhà chức trách địa phương để nâng cấp hệ thống quản lý chất thải của mình một cách tự nguyện. Hơn thế nữa, Chính phủ cũng đã ban hành hướng dẫn trong đó qui

định tất cả các doanh nghiệp phải đưa các biện pháp quản lý môi trường vào kế hoạch phát triển ngắn hạn hoặc dài hạn của mình.

- Nhận thức về nhu cầu phải nâng cao chất lượng sản phẩm là tương đối phổ biến trong số các doanh nghiệp được khảo sát. Ưu tiên được dành cho việc tập trung vào bản thân chất lượng, nâng cao thời hạn sử dụng bằng cách làm theo các phương pháp bảo quản và chế biến sau thu hoạch một cách thích hợp. Nâng cao chất lượng bao bì của sản phẩm cũng được coi là ưu tiên trong việc cải thiện việc đáp ứng nhu cầu.

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 46)