Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trong quá trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường. Một số vấn đề do hậu quả của cơ chế tập trung để lại như chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chính sách hợp tác hoá... Một số khác phát sinh do quá trình tự do hoá thương mại nhanh chóng. Cụ thể: các nguy cơ thiên tai như lũ lụt và hạn hán, các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí do sử dụng các nhiên liệu có chứa nhiều lưu huỳnh dẫn đến mưa a xít, ô nhiễm nguồn nước do khí thải công nghiệp, phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã. Đáp ứng yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu cũng là một vấn đề được Trung Quốc coi trọng. Bởi vì nhiều mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc nhạy cảm với môi trường.
Chiến lược phát triển bền vững của Trung Quốc được triển khai từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 được thể hiện một cách rõ nét trong Chương trình nghị
sự 21 (1993). Một số nội dung quan trọng liên quan đến thương mại và môi trường của chiến lược này là phát triển bền vững nông nghiệp, bền vững đa dạng sinh học, bền vững thương mại. Chiến lược này được xây dựng trên cơ sở xuất phát từ mối liên hệ tổng thể giữa môi trường và phát triển, mục tiêu là sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật với dân số, tài nguyên và môi trường với tiền đề giữ vững tốc độ phát triển kinh tế cao, thực hiện việc sử dụng tổng hợp và lâu dài tài nguyên, không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, không những làm cho người Trung Quốc đương đại có thể lấy từ kho tài sản quý giá của thiên nhiên những gì mà mình cần, đồng thời còn để lại cho đời sau môi trường sinh thái và tài nguyên để họ có thể tiếp tục sử dụng những gì mà họ cần [16, 687-688].
Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các chính sách thương mại và chính sách môi trường của Trung Quốc đảm bảo phát triển bền vững tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như quản lý xuất nhập khẩu hạn chế suy thoái môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường để mở rộng xuất khẩu, quản lý lưu thông trong nước. Cụ thể:
- Quản lý xuất nhập khẩu. Quy chế quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc quy định danh mục hàng hoá xuất khẩu có ảnh hưởng đến môi trường như hàng cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu theo hạn ngạch. Chẳng hạn, danh mục cấm xuất khẩu quy định 4 nhóm hàng là xương hổ, động vật hoang dã chưa hoặc đã qua chế biến, sừng tê giác, thuốc phiện và chất gây nghiện, chất nổ; 68 mặt hàng đã qua sử dụng, 54 mặt hàng quản lý bằng giấy phép. Quy định về danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc cũng rất cụ thể gồm 18 nhóm hàng và 644 mặt hàng [6, 47]. Quy chế cũng quy định những đối tượng được phép xuất nhập khẩu. Quy chế này còn quy định hạn ngạch một số mặt hàng xuất nhập khẩu nhạy cảm đối với môi trường như nông sản, thuỷ sản, hoá chất…
- Kiểm tra giám sát hoạt động thương mại gây ô nhiễm. Để quản lý xuất nhập khẩu các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, Trung Quốc ban hành quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu. Các quy định trong lĩnh vực này gồm (i) Hàng miễn kiểm nghiệm, kiểm dịch (ii) Hàng liên quan đến an toàn vệ sinh và có yêu cầu đặc biệt bắt buộc kiểm nghiệm, kiểm dịch (iii) Quy định về chế độ giấy phép an toàn chất lượng (iv) Các quy định về vệ sinh y tế tại cảng, cửa khẩu. Danh mục những mặt hàng thuộc diện kiểm nghiệm, kiểm dịch được quy định khá cụ thể và chi tiết.
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000…., đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu. Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh (green food) đã được áp dụng. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững Trung Quốc đã áp dụng chính sách “Hộp xanh” và “Hộp vàng” trong nông nghiệp. Đối với nhóm nông sản được hưởng chính sách Hộp xanh, Nhà nước tăng cường hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với nhóm được hưởng chính sách Hộp vàng, Nhà nước chuyển trợ cấp ở khâu lưu thông sang các khâu liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến như ưu đãi vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, năng lượng.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên, quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi trường trong nước, tăng cường hợp tác giữa các Bộ ngành trong vấn đề bảo vệ môi trường…
Nhìn chung, hệ thống chính sách về thương mại và môi trường của Trung Quốc tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn gia tăng. Điều này có nguyên nhân do nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và những người thực thi chính sách về môi trường còn yếu kém, quá coi trọng mục tiêu kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá. Phát triển kinh tế quá nóng ở Trung Quốc hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề môi trường cấp bách đối với Trung Quốc.
Bảng 1.1: Đánh giá mức độ quan tâm của các nƣớc đối với các biện pháp
nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trƣờng trong xuất khẩu
Thái Lan Indonesia Trung Quốc
Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Nhãn sinh thái x x x x x x
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ( VSATTP) x x x x x x x x PPM x x X x x Bao bì đóng gói x x x x x x x x Công cụ kinh tế x x x x x x x x x Hỗ trợ doanh nghiệp x x x x x x x
Đổi mới công nghệ x x x x x x
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế x x x x x x x x
Ghi chú: x x x - Rất chú trọng; x x - Chú trọng; x- Ít chú trọng