Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến việc đáp ứng

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 75)

yêu cầu về môi trƣờng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nƣớc ta trong thời gian tới

* Bối cảnh quốc tế

Một số xu hướng thương mại môi trường quốc tế nổi bật có ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm với môi trường của nước ta trong những năm tới là:

- Quá trình tự do hoá thương mại ngày càng sâu sắc trong bối cảnh gia tăng các vấn đề môi trường toàn cầu. Chính vì vậy sự phát triển của thương mại sẽ lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố môi trường. Xu thế gắn bó giữa hoạt động thương mại với việc giữ gìn và tôn tạo môi trường sinh thái ngày càng phổ biến trên thế giới đòi hỏi các nước phải nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đảm bảo phát triển bền vững.

- Thu nhập của người tiêu dùng được nâng cao nên nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ thân thiện với môi trường cũng ngày càng cao. Cùng với xu hướng này các tiêu chuẩn môi trường áp dụng đối với chúng cũng cao hơn. Đây sẽ là thách thức đối với hàng hoá xuất khẩu của các quốc gia, nơi có hệ thống tiêu chuẩn môi trường thấp hơn.

- Bắt đầu từ vòng đàm phán Doha, Tổ chức thương mại thế giới sẽ đưa các vấn đề môi trường được thông qua tại hội nghị Bộ trưởng thương mại ở Singapore năm 1996 vào nội dung các cuộc đàm phán thương mại ở cấp song phương và đa phương. Đây sẽ là trở ngại lớn đối với các nước đang trong quá trình đàm phán gia nhập như Việt Nam và các nước thành viên thuộc các nước đang phát triển đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nhạy cảm với môi trường như nông sản, thực phẩm, dệt may, da giày...

- Sự tăng cường chính sách bảo hộ với những hàng rào kỹ thuật tinh vi của các nước công nghiệp phát triển tạo ra nhiều khó khăn mới cho phát triển

xuất khẩu. Xu hướng tăng cường hàng rào bảo hộ đang gia tăng ở các nước phát triển, đặc biệt là sau hội nghị Cancun, đang là sức ép đối với các nước đang phát triển, những nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản. Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường đang là thách thức đối với những nước xuất khẩu nhiều mặt hàng thô, sơ chế như Việt Nam.

Hiện nay một số nước đã áp dụng các phương tiện hiện đại để kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Chẳng hạn, Canada đã có những máy móc phát hiện dư lượng kháng sinh trong thực phẩm chính xác đến 0,1 phần nghìn. Do đó, quy định về dư lượng kháng sinh đối với tôm có thể thay đổi xuống mức thấp hơn hiện nay là 0,3 phần nghìn. Ngày 15/5/2003 vừa rồi Hoa Kỳ đã thông qua đạo Luật công cộng (Public Law) theo đó sẽ cấm nhập khẩu tôm khai thác bằng các phương tiện có thể ảnh hưởng đến sự sống của loại rùa biển. Ước tính Thái Lan sẽ thiệt hại khoảng 30 triệu USD/năm [3, 80].

- Tăng cường thương mại nông sản: Cho tới nay việc buôn bán nông sản vẫn là vấn đề vướng mắc nhất trong quá trình tự do hoá thương mại. Hàng rào bảo hộ đối với hàng hoá này vẫn còn đang được áp dụng dưới nhiều hình thức, và mọi quốc gia đều miễn cưỡng tháo dỡ chúng. Vòng đàm phán Uruguay tuy đã đề ra một số nguyên tắc cho việc tháo bỏ chúng, nhưng các biện pháp và lộ trình cụ thể vẫn chưa có nhiều tiến triển. Tuy nhiên các cơ hội để tăng cường buôn bán nông sản trong 20 - 25 năm tới được đánh giá khả quan. Các cơ hội có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: tiến trình toàn cầu hoá, tiến bộ công nghệ, tự do hoá thương mại và tiêu chuẩn hoá quá trình sản xuất... Hành vi tiêu dùng trên toàn cầu đã và đang có triển vọng tăng trưởng theo xuất khẩu sản xuất và tiêu dùng nông sản hữu cơ.

- Mức độ cạnh tranh của hàng hoá nông sản tăng. Tự do hoá thương mại nông sản trong tương lai và tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng khả năng cạnh tranh của nông sản có xuất xứ từ các nước đang phát triển nhưng cũng làm tăng tính chất quyết liệt của các sản phẩm đó trên thị trường thế giới. Ngày càng có nhiều quốc gia đang phát triển tiến hành cải cách kinh tế trong nước, thi hành những biện pháp khuyến khích phát triển nông nghiệp và thu được những thành tựu lớn. Nhờ vậy khối lượng nông sản hàng hoá trên thị trường thế giới tăng nhanh, nhất là một số mặt hàng lương thực và sản phẩm thô. Các biện pháp nới lỏng hàng rào bảo hộ đối với mặt hàng này, sẽ cho phép các sản phẩm này dễ dàng lưu thông hơn trên thị trường.

- Hội nhập thương mại sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hài hoà các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Xu hướng này buộc các nước phải điều chỉnh quy định và áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn để thuận lợi hóa cho thương mại. Đây chính là cơ hội để tạo ra môi trường trao đổi thương mại công bằng và bình đẳng hơn.

Những xu hướng thương mại môi trường nói trên sẽ có tác động nhiều mặt đối với khả năng mở rộng thương mại quốc tế các mặt hàng nhạy cảm nước ta. Về mặt tích cực, chúng sẽ buộc các doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh cải cách để thích ứng với môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nâng cao khả năng cạnh tranh để đáp ứng các yêu cầu môi trường ngày càng cao. Tuy nhiên doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ đối mặt với ngày càng nhiều hơn những khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu môi trường. Trước hết là cạnh tranh với các nước xuất khẩu các mặt hàng tương tự sẽ gay gắt hơn, chi phí cao hơn để cải thiện các vấn đề môi trường, luật lệ quốc tế ngày càng khắt khe hơn đối với trao đổi thương mại.

* Tình hình trong nước

Một số xu hướng thương mại môi trường trong nước ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới là:

- Chính phủ đã thông qua chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 mà một trong những nội dung cơ bản là cải thiện môi trường đang ngày càng xuống cấp do bùng nổ dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh như vậy doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển bền vững. Áp lực bảo vệ môi trường cũng buộc doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu môi trường ngày cao hơn.

- Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia. Do vậy doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn để cải thiện các vấn đề của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học là một trong những định hướng chiến lược của nước ta trong bối cảnh tự do hoá thương mại. Yêu cầu này đỏi hỏi xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản phải gắn với việc

hạn chế khai thác nguồn tài nguyên không tái tạo. Điều này buộc doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. - Nhận thức của người tiêu dùng trong nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng là sức ép đối với doanh nghiệp nâng cao chất lượng môi trường của sản phẩm, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường quốc gia và quốc tế.

- Từ nay đến năm 2010 là thời kỳ Việt Nam sẽ đẩy mạnh hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới với việc thực thi các cam kết quốc tế và khu vực: tham gia AFTA, thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, ký kết các hiệp định song phương và đa phương khác. Đồng thời đây cũng là giai đoạn Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế thị trường theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh như vậy, thương mại Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cũng đã xác định phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu là một trong những định hướng quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phải duy trì ở mức cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong thời kỳ 2001 - 2010 là 15%/năm, trong đó thời kỳ 2001 - 2005 tăng 16%/năm, thời kỳ 2006 - 2010 tăng 14%/năm [21, 34]. Điều này buộc các doanh nghiệp phải nâng cao giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu, trong đó đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường là một trong những biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu nói trên.

- Trong thời gian từ nay đến 2010, xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tự nhiên như nông sản, thuỷ sản vẫn là một trong những định hướng xuất khẩu chủ đạo. Một mặt là cần khai thác tối đa lợi thế sẵn có, mặt khác đảm bảo vấn đề xã hội như tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa lợi thế này để phát triển xuất khẩu trong bối cảnh thực lực kinh tế còn hạn chế. Nâng cao chất lượng môi trường của hàng hoá xuất khẩu sẽ tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong những năm tới vẫn là khu vực các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là khu vực thị trường có nhu cầu cao về các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thuỷ sản, nhưng với chất lượng cũng ngày càng cao đặc biệt là những quy định

về sức khoẻ và môi trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị các điều kiện để có thể cạnh tranh hiệu quả ở thị trường này với các đối thủ đang lên như Trung Quốc, các nước ASEAN.

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 75)