Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 27)

(1) Tạo ra rào cản trong thƣơng mại quốc tế

Việc sử dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn và quy định môi trường trong thương mại quốc tế nhằm khuyến khích những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể tạo nên rào cản thương mại phi thuế quan trong tương lai. Việc bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan đang được nhiều quốc gia áp dụng khi các rào cản về thuế quan buộc phải loại bỏ. Xu thế dùng các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường hoặc nhãn môi trường như một trong những rào cản thương mại phi thuế quan là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai khi mà các khu vực mậu dịch tự do được thiết lập và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, việc vượt qua rào cản này có thể là một

thách thức lớn lao đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều năm tới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi đang còn thiếu nhiều các điều kiện để đáp ứng yêu cầu các nhà nhập khẩu.

Như vậy, có thể thấy rằng các tiêu chuẩn và quy định quốc tế về môi trường đối với sản phẩm một mặt giúp gỡ bỏ các hàng rào trong thương mại. nhưng mặt khác nó có thể là rào cản tiềm ẩn trong thương mại mà các nước phải tính đến.

(2) Hạn chế khả năng cạnh tranh

Những cuộc tranh chấp thương mại liên quan đến các quy định và tiêu chuẩn môi trường gần đây cho thấy nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp và chính sách môi trường để hạn chế nhập khẩu cũng như là một phương thức để tăng cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường chỗ đứng trên thị trường, ngay cả khi chưa có áp lực gay gắt từ khách hàng nước ngoài. Như vậy, các biện pháp môi trường có thể được sử dụng một cách tiềm tàng như một công cụ Marketing ở cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ các điều kiện để áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình. Thực tế này là một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà việc áp dụng các biện pháp môi trường có thể làm tăng đáng kể chi phí sản xuất, do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh.

(3) Thách thức đối với các nƣớc đang phát triển

Thứ nhất, các công ty của các nước đang phát triển không có hệ thống quản lý tại chỗ có thể có những khó khăn đáng kể trong việc áp dụng các hệ thống quản lý phức tạp hơn.

Thứ hai, trong khi ở những nước phát triển thông tin về các quy định và luật pháp áp dụng có thể nhận được thông qua các kênh thông tin được sử dụng tốt, thì các công ty ở những nước đang phát triển có thể phải đối mặt với các chi phí cao hơn trong việc thu thập thông tin đầy đủ về toàn bộ các quy định và pháp luật phải áp dụng.

Thứ ba, trong khi ở các nước phát triển việc phân tích và đánh giá môi trường được yêu cầu thường xuyên thì các công ty ở những nước đang phát triển có thể phải chịu chi phí đáng kể trong đánh giá tác động môi trường.

(4) Thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

Những khó khăn mà các DNVVN phải đối mặt trong việc xây dựng và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường trước hết là thiếu các nguồn tài chính cần thiết, thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận các nguồn thông tin, khó có khả năng chịu được các chi phí có liên quan đến việc xây dựng và chứng nhận. Thứ hai, Các DNVVN khó đạt được sự giảm bớt các chi phí cho việc đầu tư vào môi trường sinh lãi. Thứ ba, Các DNVVN thiếu cơ sở hạ tầng, khả năng vật chất sẵn có cho thiết bị môi trường bị giới hạn. Thứ tư, Các DNVVN khó đạt được đầu vào với giá cạnh tranh. Thứ năm, Các DNVVN khó đảm bảo rằng nguyên liêu thô được sản xuất theo các chuẩn cứ môi trường. Thứ sáu,

Chi phí thử nghiệm, giám định và kiểm định có thể là rất cao [29, 9].

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)