Cấp độ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 92)

(1) Đầu tƣ đổi mới công nghệ

Đổi mới công nghệ sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Một mặt làm giảm giá thành sản xuất, mặt khác nâng cao chất lượng do đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về bao bì đóng gói, an toàn vệ sinh, quy trình chế biến. Hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp nước ta hiện nay trong việc đổi mới công nghệ là thiếu vốn, thiếu kiến thức để tiếp cận các nguồn công nghệ tiên tiến và thiếu thông tin về các quy định và tiêu chuẩn của sản phẩm do các nước nhập khẩu quy định. Để đáp ứng yêu cầu về môi trường của các nước nhập khẩu, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp về công nghệ sau đây:

- Cải tiến, nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm bằng các công nghệ sạch ít gây ô nhiễm hơn hoặc không gây ô nhiễm.

- Đầu tư công nghệ xử lý các chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên cứu thiết kế các thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải, pha loãng chất thải.

- Do những khó khăn về tài chính nên đồng thời với việc trang bị các thiết bị công nghệ mới, hiện đại cho các ngành sản xuất trong nước vẫn phải xây dựng, lắp đặt bổ sung các thiết bị chống và xử lý ô nhiễm môi trường cho các thiết bị, công nghệ hiện có và đang vận hành trong các xí nghiệp sản xuất để từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt việc thải các chất độc hại vào môi trường không khí, đất và nước.

- Nhập khẩu các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, có chọn lọc kỹ lưỡng, ưu tiên các công nghệ nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Thu hồi và tái sử dụng một số chất thải rắn đặc thù trong một số cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao như các cơ sở dệt may, các nhà máy sản xuất thuốc lá, cao su...

- Nghiên cứu khả năng chuyển đổi sang dùng các loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường. Đây là một trong những hướng đi đúng đắn mà nhiều nước đang hướng tới bởi nếu hạn chế việc sử dụng nhiên liệu gây ô nhiễm trong sản xuất sẽ giảm được đáng kể nguồn gây ô nhiễm hiện nay.

- Thông qua việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại để phân loại cụ thể mức độ gây ô nhiễm môi trường của từng cơ sở sản xuất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường không thể khắc phục được có thể mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề sản xuất, thay đổi công nghệ mới hoặc thậm chí buộc phải ngừng sản xuất... Đối với những cơ sở gây ô nhiễm ở mức độ thấp hơn có thể tìm hướng khắc phục bằng việc cải tiến công nghệ, xây dựng, lắp

đặt hệ thống xử lý chất thải, thu lệ phí với các hoạt động gây ô nhiễm, đánh thuế vào một số sản phẩm gây ô nhiễm.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, từng bước chuyển sang sản xuất sạch, tiến tới phổ cập tiêu chuẩn ISO 14000 ở tất cả các doanh nghiệp, mở rộng việc dán nhãn sinh thái cho tất cả các sản phẩm có liên quan đến môi trường.

- Tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật và hợp tác của các tổ chức quốc tế để tận dụng mặt tích cực của quá trình hội nhập quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường, đồng thời có biện pháp sử dụng các nguồn vốn trợ giúp của nước ngoài một cách hiệu quả.

Áp dụng các phương pháp sản xuất sạch

Sản xuất sạch là việc áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính ngăn ngừa vào quy trình sản xuất đối với sản phẩm nhằm giảm các rủi ro cho con người và môi trường (khái niệm của UNEP - Chương trình môi trường Liên hiệp quốc). Áp dụng các phương pháp sản xuất sạch không những hạn chế được ô nhiễm môi trường trong nuớc mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu nước ta, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhạy cảm như thực phẩm, đồ uống, các loại sản phẩm hữu cơ.

Nền công nghiệp ở nước ta phần lớn còn lạc hậu, công nghệ và thiết bị cũ, sản xuất phân tán nên lượng nông sản mất mát trong quá trình sản xuất lớn. Sự thất thoát này làm tăng áp lực về môi trường, tăng chi phí đầu vào, giảm hiệu quả sử dụng tài nguyên, tăng giá thành sản phẩm... Ngoài ra do thiếu vốn nên các cơ sở sản xuất không có khả năng tự thay thế các thiết bị một cách nhanh chóng hay toàn bộ hoặc đầu tư hệ thống xử lý môi trường triệt để. Thực hiện các phương pháp sản xuất sạch hơn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn nêu trên. Lợi ích kinh tế mà phương pháp sản xuất sạch mang lại tương đối lớn, giảm được chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch không phải thụ động đối phó với những quy định môi trường của Nhà nước, mà chủ động trong sản xuất kinh doanh. Có thể nói, sản xuất sạch là công cụ thực tiễn và hiệu quả để quản lý môi trường tại các doanh nghiệp hiện nay và cả trong tương lai. Ngoài ra, sản xuất sạch hơn thích hợp cho các doanh nghiệp sử dụng tài nguyên (như các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta) vì nó là phương pháp làm giảm nguyên liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Đối với quy trình sản xuất, sản xuất sạch bao gồm việc bảo tồn năng lượng và nguyên liệu, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng và độ hại của khí thải, chất thải trong quy trình.

Đối với sản phẩm, chiến lược tập trung vào các tác động phát sinh trong suốt chu kỳ tuổi thọ sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu cho đến tận lúc thải bỏ sản phẩm không còn dùng được.

Sản xuất sạch không chỉ được coi là công cụ chủ yếu trong chiến lược phát triển mà còn bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Với nội dung phòng ngừa ô nhiễm là chính, sản xuất sạch giải quyết ô nhiễm trên toàn bộ hệ thống sản xuất.

Sản xuất sạch đã được giới thiệu và triển khai rất hạn chế ở nước ta. Trong hai năm trở lại đây, Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) với mạng lưới quản lý môi trường công nghiệp NIEM đã tài trợ cho chương trình sản xuất sạch tại Việt Nam qua việc áp dụng sản xuất sạch tại một số nhà máy tại Đồng Nai và Phú Thọ đã đem lại một số kết quả khả quan và hiệu quả kinh tế.

(2) Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dài hạn có tính đến các tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định môi trƣờng của sản phẩm

Trước hết, doanh nghiệp phải nhận thức được những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, đặc biệt là áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi nước ta mở cửa thương mại, trước hết là đối với AFTA và thực hiện Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, trong đó có các áp lực phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của sản phẩm. Hai là, để vượt qua các rào cản thương mại và môi trường quốc tế, doanh nghiệp cần có chiến lược về sản phẩm, khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đạt được các mục tiêu nói trên doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, thích ứng với các biến động của thị trường và nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Đối với việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong nước cũng như khách hàng quốc tế, doanh nghiệp cần phải có một chiến lược dài hạn mới có thể tính đến hướng thay đổi của người tiêu dùng về những sản phẩm thân thiện cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của các nước nhằm

hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường qua biên giới. Trong tương lai, các quy định về phương pháp chế biến sẽ được áp dụng rộng rãi và sản xuất của một nước sẽ bị ràng buộc bởi các quy định của các nước khác trên cơ sở hài hòa các tiêu chuẩn sản phẩm.

Theo đánh giá của các một số chuyên gia kinh tế, một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thiếu một chiến lược kinh doanh dài hạn, thiếu sự chuẩn bị để đối phó với những thách thức khi Việt Nam mở cửa thị trường. Nguyên nhân của tình trạng này là do hạn chế về các tiềm lực, doanh nghiệp nước ta hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề cấp bách thường nhật có ảnh hưởng đến tồn tại của mình, do vậy còn thiếu nhiều yếu tố để xây dựng một chiến lược dài hạn. Chẳng hạn như hạn chế về vốn, không chủ động được thị trường tiêu thụ, thiếu thông tin về bạn hàng, các DNVVN chưa định hướng được lĩnh vực kinh doanh và áp lực cạnh tranh hiện tại chưa thực sự đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp do có sự bao cấp từ phía Nhà nước.

(3) Áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO 9000, ISO 14000, HACCP.

Tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế là một trong biện pháp tốt nhất để có được sự công nhận quốc tế về hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế làm tăng đáng kể khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp nhận các nguồn lực để phát triển và tạo ra uy tín đáng tin cậy đối với người tiêu dùng. Những tác động tích cực của việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo cho doanh nghiệp một viễn cảnh phát triển hứa hẹn trong tương lai.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm đối với môi trường thì việc áp dụng các tiêu chuẩn trở thành bắt buộc, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mình. Do vậy, không có cách nào khác là phải từng bước đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 cho thấy là ngoài hạn chế về cơ cấu xuất khẩu hiện nay, nguyên nhân của tình trạng này còn do khá nhiều sản phẩm của ta không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của nước nhập khẩu như rau quả, thuỷ sản, chè, thịt. Giá một số loại quả đặc sản Việt Nam như xoài, nhãn, vải... ở thị

trường nội địa sụt giảm nghiêm trọng cho thấy ta còn thiếu các biện pháp đồng bộ hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm, mà một trong số các biện pháp đó là đảm bảo tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu.

(4) Đào tạo nguồn nhân lực.

Áp dụng các quy định và tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế của sản phẩm liên quan đến môi trường doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường. Qua khảo sát các công ty sản xuất hàng xuất khẩu trong khuôn khổ đề tài cho thấy các doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị về nhân sự để xử lý các vấn đề môi trường của mình. Tìm hiểu các quy định và tiêu chuẩn môi trường cũng như áp dụng chúng phải được coi là một hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề môi trường trong tiêu thụ sản phẩm. Kinh nghiệm của các công ty tiên tiến trên thế giới cho thấy, chi phí cho công tác này ngày càng tăng nhanh trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Trước mắt các doanh nghiệp cần tiến hành các hoạt động sau:

- Xây dựng tổ chức quản lý môi trường trong doanh nghiệp: Việc xây dựng một tổ chức (phòng, ban) quản lý môi trường trong một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là một công cụ cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường, thực hiện luật bảo vệ môi trường cũng như thúc đẩy khả năng cạnh tranh sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Mục tiêu của Phòng (ban) môi trường nhằm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng luật, quy định môi trường của Nhà nước. Phòng ban môi trường có trách nhiệm định kỳ thực hiện việc kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường trong công ty. Phải đảm bảo mọi hoạt động (sản xuất, xử lý, tiếp nhận nguyên liệu, bốc dở, sử dụng nhiên, nguyên liệu...) đều được kiểm tra và giám sát với góc độ môi trường. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về các vấn đề môi trường của doanh nghiệp. Phối hợp với các phòng ban khác trong công tác bảo vệ môi trường. Phổ biến chính sách, mục tiêu môi trường của công ty đến với các phòng ban.

- Chuẩn bị nhân lực để điều hành hoạt động quản lý môi trường của công ty. Lãnh đạo tổ chức phải là người am hiểu các hoạt động của công ty, am hiểu về kỹ thuật cũng như các văn bản luật môi trường, có năng lực KHCN&MT, am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn môi trường... Trưởng ban môi trường có trách nhiệm kiểm tra giám sát môi trường trong doanh nghiệp., đại diện lãnh đạo giải quyết những vấn đề môi trường và đề ra mục tiêu, chính

sách môi trường cho công ty. Bên cạnh đó, lãnh đạo tổ chức này phải am hiểu về kỹ thuật cũng như các văn bản luật môi trường, nắm rõ nguyên lý hoạt động của các hệ thống xử lý môi trường, có khả năng đánh giá tác động môi trường trong suốt quy trình sản xuất của công ty. Các nhân viên có khả năng vận hành các hệ thống xử lý, phân tích, kiểm tra mức độ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường của các sản phẩm và chất thải, có kế hoạch để thường xuyên tiếp cận kịp thời với các thông tin về thị trường liên quan đến yếu tố môi trường của sản phẩm.

(5) Tăng cƣờng công tác thông tin.

Một trong những vấn đề chính mà các doanh nghiệp của những nước đang phát triển hay gặp phải trong việc đẩy mạnh xuất khẩu là việc thiếu thông tin về tiêu chuẩn và các biện pháp về sức khoẻ hay kiểm dịch áp dụng đối với sản phẩm của họ tại các thị trường trọng điểm. Khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn thông tin thị trường, sản phẩm. Ngoài sự hỗ trợ thông tin của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc tiếp cận các nguồn thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thông quốc tế, các tổ chức trong nước và quốc tế, các bạn hàng. Các thông tin về các quy định và tiêu chuẩn của sản phẩm xuất khẩu hiện nay được các tổ chức, hãng công bố công khai trên mạng .

Ví dụ, để giúp các doanh nghiệp này có được những thông tin về các quy định của Hiệp định SPS và TBT, hai Hiệp định trên đã yêu cầu mỗi nước thành viên thành lập các đầu mối cung cấp thông tin, từ đó, chính phủ của

Một phần của tài liệu Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam (Trang 92)