ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4.4. Biến chứng sớm sau mo
Có 1 trường hợp sau mổ bệnh nhân đau nhiều theo rễ, chụp X quang kiểm tra sau mổ nghi ngờ bắt vít vào ống sống gây chèn ép rễ ( 1 ,64%) (bảng 3.23) khi chụp CLVT kiểm tra thấy vít đi vào ống sống và BN được chỉ định phẫu thuật chỉnh lại vít trong thời gian nằm viện. Sau mổ chỉnh vít, BN được chụp lại phim X quang kiểm tra với kết quả tốt, lâm.sàng bệnh nhân cải thiện.
Như vậy trong nghiên cứu này, có 4 trường hợp bị vỡ cuống cung (6,56%). Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Nguyên Phú (6,2%) [8]. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>o,05).
Y văn thế giới ghi nhận biến chứng hay gặp nhất đó là bắt vít cuống cung sai vị trí khoảng 4,2% đối với các bệnh thoái hóa kể cả trượt đốt sống. Tổn thương rễ thần kinh cũng chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên biến chứng này thường do bắt vít vào ống sống gây chèn ép rễ [33]. Bắt vít cuống cung là một kỹ thuật phức tạp gồm nhiều bước phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Đối với bệnh lý TĐS không hoặc do tiêu eo, mấu khớp thường phì đại [l7], đặc biệt bệnh nhân trong nghiên cứu này phần lớn có thời gian mắc bệnh kéo dài nên mấu khớp càng phì đại hoá. Chính vì vậy việc xác đinh điểm vào để bắt vít khó hơn. Hơn nữa do đốt sống bị trượt nên trục của cuống cung sẽ bị thay đổi. Do đó việc bắt vít cuống cung trong bệnh lý trượt đốt sống cần được thực hiện một cách cẩn thận bởi các bác sỹ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm. Nếu cần có thể sử dụng C-Arm liên tục hoặc hiện đại hơn dùng hệ thống định vị (Navigation) để đảm bảo bắt vít chính xác.
Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (3,28%), nhưng chỉ nhiễm trùng vết thương nông, được điều trị kháng sinh mạnh, bệnh ổn định nên không tháo phương tiện.
3 trường hợp bí tiểu (4,92%) phải đặt thông tiểu, bệnh ổn định sau vài ngày điều trị.
có trường hợp nào. Nhờ được trang bị mày C-Arm việc bắt vít nhầm tầng hầu như không xảy ra.