Các kỹ thuật ghép xương

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương lối sau kèm hàn xương liên thân đốt trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng mất vững (Trang 67 - 69)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4.1.Các kỹ thuật ghép xương

Có nhiều yếu tố giúp cho quá trình liền xương của cột sống nói chung và CSTL nói riêng, trong đó mạch máu nuôi dưỡng là một yếu tố quan trọng. Do đó việc làm tổn thương quá nhiều mạch máu trong quá trình phẫu thuật sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Ngoài ra, diện tiếp xúc của xương ghép cũng cần được

chú ý [44]. Hai kỹ thuật ghép xương sau bên và ghép xương liên thân đốt đều có ưu và nhược điểm riêng. Đối với kỹ thuật ghép xương sau bên, ưu điểm là có mạch máu nuôi dưỡng tốt ngay tại vị trí đặt xương ghép (Hình 4.1), ít nguy cơ tổn thương rễ thần kinh và rách bao màng cứng [64]. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có nhược điểm đó là các mạch máu này dễ bị

tổn thương trong quá trình phẫu thuật, khó bộc lộ và phải chuẩn bị một bề mặt ghép xương cho thật tốt hình 4.1). Do vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả liền xương. Kỹ thuật ghép xương liên thân đốt lối sau có nhiều ưu điểm đã được chứng minh dựa trên kỹ thuật cấy ghép bằng tấm đệm (lồng Titanium hoặc miếng ghép nhân tạo) phía sau, bao gồm: 1) Giảm tỷ lệ khớp giả; 2) Tăng tốc độ liền xương; 3) Tăng khả năng chịu lực của CSTL [42]. Bên cạnh đó, kỹ thuật này có bề mặt ghép xương rộng hơn và giàu mạch máu nuôi dưỡng [20]. Ngoài ra, theo B lkus [20], Fathy [30], ghép xương liên thân đốt còn giúp trả lại chiều cao của khe khớp và duy trì đường cong bình thường của CSTL. Tuy nhiên, kỹ thuật này dễ gây tổn thương rễ TK và rách màng cứng.

Việc chọn lựa kỹ thuật ghép xương phụ thuộc vào kinh nghiệm phẫu thuật viên và điều kiện kinh tế của BN. Kỹ thuật ghép xương sau bên đơn giản và không tốn kém nên được sử dụng nhiều trong nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra, hẹp khe khớp cũng là yếu tố khiến phẫu thuật viên phải cân nhắc trong việc lựa chọn phương pháp ghép xương. Vì khi khe khớp quá hẹp thì việc đưa vật liệu nhân tạo vào khe liên thân đốt rất khó khăn, hơn nữa việc này có thể làm căng rễ TK và BN đau nhiều theo rễ sau mổ.

Tỷ lệ liền xương trong nghiên cứu này (71,11%). Trong đó, ghép xương sau bên (64,71%) và liên thân đốt (90,01%) (bảng 3.37). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ liền xương của hai kỹ thuật này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), có thể do số BN được ghép xương liên thân đốt còn ít. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Rosa [53]. Tuy vậy, có thể nhận thấy liền xương không thành công chủ yếu

gặp ở ghép xương sau bên. Fathy nghiên cứu 50 BN bi TĐS mức độ thấp cho tỷ lệ liền xương cao (88%) [30], nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê so với kết quả của chúng tôi (p>0,05). Jacobs (2006) đã báo cáo tỷ lệ liền xương của ghép xương sau bên 81-100% [25], tương tự với Wantkins [64]. Một số báo cáo cho thấy, tỷ lệ liền xương của ghép xương liên thân đốt cao hơn sau bên có ý nghĩa thống kê (24] .

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự liền xương gồm số tầng ĐS trượt, vị trí ghép xương, các yếu tố nguy cơ chống lại sự liền xương (béo phì, hút thuốc, chất lượng xương kém, người cao tuổi). Ngoài ra, một số tác giả báo cáo ghép xương kèm theo bắt vít cuống cung 'giúp tăng tỷ lệ liền xương [20], [21], [30], [31] .

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương lối sau kèm hàn xương liên thân đốt trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng mất vững (Trang 67 - 69)