ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.1.1. Triệu chứng lâm sàng do mất vững cột sống thắt lưng
Triệu chứng đau thắt lưng bao giờ cũng có (100%), tiếp đó là đau khi vận động, ấn đau CSTL (96,72%), dấu tiêu eo (91,80%) và đau tĩnh (85,25%) (bảng 3.6). Nghiên cứu này cũng phù hợp với các tác giả Trần Nguyên Phú [8], Võ Xuân Sơn [12], Nguyễn Vũ [16]: đau thắt lưng 100%, Võ Văn Thành có kết quả thấp hơn (63,63%) [14). Theo Fox MW., tỷ lệ đau thắt lưng chiếm khoảng 87% [3l]. Triệu chứng cơ năng đặc trưng cho đau thắt lưng trong TĐS là đau động và đau tĩnh. Đau động nghiã là BN đau thắt lưng khi thực hiện chủ động và thụ động các động tác cúi, ngửa, xoay, nghiêng sang bên, đau sau khi đi lại, vận động mạnh...
Đau tĩnh là đau khi BN đứng hoặc ngồi lâu thông thường BN thường thấy cứng lưng hoặc mỏi lưng khi đựng lâu. Triệu chứng đau động và đau anh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 96,72%, 85,25%.
Hầu hết các nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới đều ghi nhận đau thắt lưng là triệu chứng đặc trưng của trượt đốt sống do hoặc không do tiêu eo và cũng là triệu chứng chính khiến bệnh nhân phải vào viện như đã đề cập ở trên.
Theo Frederickson, đau TL có trong tất cả các bệnh nhân bị trượt đốt sống do tiêu eo, tuy nhiên nếu chỉ tiêu eo đơn thuần thì thường không có triệu chứng này [32].
Hạn chế vận động cột sống TL cũng là triệu chứng thường gặp (78,69%). Triệu chứng này được đánh giá khi khám triệu chứng đau động hoặc dựa vào bảng giới hạn vận động giữa các tầng của cột sống của White AA III [62], tuy nhiên bảng đánh giá này quá phức tạp và khó sử dụng trên lâm sàng.
Dấu hiệu ấn đau CSTL chiếm tỷ lệ cao (96,72%). Triệu chứng này thường được thăm khám bằng cách ấn vào vùng CSTL vị trí mỏm gai hoặc một bên vi trí mấu khớp khiến bệnh nhân đau. Dấu hiệu này giúp xác định tầng trượt trên lâm sàng điểm đau nhất khi ấn thường tương đương với tầng đốt sốngtrượt Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thạch và Võ Xuân Sơn có 100% trường hợp ẩn đau C STL [12], [13] .