Tuổi và giớ

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương lối sau kèm hàn xương liên thân đốt trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng mất vững (Trang 56 - 59)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1. Tuổi và giớ

Trượt đốt sống là bệnh lý thường gặp chiếm khoảng 6% ở

người trưởng thành [17] . Tuổi là một yếu tố quan trọng vì có thể xảy ra sớm nhưng lứa tuổi bi trượt đốt sống thường gặp là lứa tuổi trung niên [17] , [34] , [46].

Trong trường hợp trượt đốt sống thắt lưng được phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Huế, từ tháng 11/2011 đến tháng 4/2013, tuổi nhỏ nhất là , lớn nhất: , trung bình: . Tần suất mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 51 - 60 (42,62%) và thấp nhất ở lứa tuổi ≤ 30 (1,64%) (bảng 3.1 và biểu đồ 3.1).

Đa số các nghiên cứu về bệnh lý này của các tác giả trong nước và thế giới đều ghi nhận lứa tuổi trung niên trên 40 tuổi là thường gặp nhất.

Bảng 4.1: So sánh độ tuổi với các tác giả khác

Tác giả Năm Số BN Tuổi trung bình Biến thiên

Lê Nghiêm Bảo [1] 2009 34 50,2 32-73

Võ Văn Thành [14] 1998 11 52,18 39-70 Nguyễn Vũ [16] 2008 43 47,63 21-65 Deutsch H. [26] 2006 34 49 33-555 Fox MW. [31] 1997 124 67,5 34-83 Rosa GL. [53] 2001 30 57,1 49-67 Chúng tôi 2011 61 48,13 23-74

Theo Nguyễn Vũ [16], lứa tuổi từ 40-59 chiếm tỷ lệ cao nhất: 76,8%. Các tác giả khác cũng ghi nhận TĐS TL gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trên: Lê Nghiêm Bảo

[1] (63 %), Trần Nguyên Phú [8] (71,9%), Võ Văn Thành (54,55%) [14]. Các tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của chúng tôi (68,85%). Lứa tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ thấp hơn (22,95%) và thấp nhất là lứa tuổi ≤ 30 (l,64%). Không có trường hợp nào dưới 20 tuổi. Nghiên cứu của Frederickson (1984) trên 500 học sinh cấp II cũng cho kết quả tương tự: 4,4% ở trẻ 6 tuổi và 6,5% ở người trưởng thành, 1 5% trong số này tiến triển thành TĐS sau tuổi trưởng thành và sau 35 tuổi là 30% [32]. Theo Võ Văn Thành, khiếm khuyết eo cung sau thường xảy ra từ thời thiếu niên, đến độ tuổi 40-50 gây mất vững đốt sống do tiến trình thoái hóa [14] .

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương tự dù các tác giả trên nghiên cứu trượt đốt sống bệnh lý [l], [8], [53] hoặc nghiên cứu bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng [31] . Sự khác biệt giữa độ tuổi trung niên 4 1-50 và độ tuổi ≤ 30 có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 . Như vậy, có nhiều yếu tố như quá trình thoái hóa của xương, khớp, dây chằng, mức độ nặng của công việc, yếu tố gia đình . . . làm ảnh hưởng đến quá trình trượt đốt sống do hoặc không do tiêu eo.

Về giới, có sự khác biệt giữa nam và nữ với tỷ lệ nam/nữ là 116, nữ chiếm 85,25%, nam: 14,75% (bảng 3.1 và biểu đồ 3.2). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt với các tác giả phương Tây (bảng 4.2). Nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lệ mắc bệnh của nam cao hơn nữ. Theo Balderston RA. và Ganju A. tỷ lệ mắc bệnh nam/nữ là 211 [l7], [34].

Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ nam và nữ với các tác giả khác

Tác giả Năm Số BN Tỷ lệ nam/nữ

Lê Nghiêm Bảo [1] 2010 34 1/3,4

Võ Văn Thành [14] 1998 11 1/10 Nguyễn Vũ [16] 2008 43 1/3 Deutsch H. [26] 2006 34 1,5/1 Fox MW. [31] 1997 124 1,1/1 Rosa GL. [53] 2001 30 1/1,1 Chúng tôi 2011 61 1/6

Hầu hết các nghiên cứu trong nước đều cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nhiều so với nam. Có thể ở Việt Nam, phụ nữ nông thôn thường xuyên phải lao động nhiều, nặng nhọc. Do sức nặng tác động liên tục lên vùng cột sống thắt lưng nên dễ gây ra trượt đốt sống. Không những thế, những phụ nữ này thường sinh đẻ nhiều dẫn đến bị loãng xương và thoái hóa cột sống.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh của nữ đều cao hơn nam ở mọi nhóm tuổi đặc biệt là nhóm tuổi 51-60 (nam/nữ: l/7,67). Đây là nhóm tuổi mãn kinh ở nữ giới. Mặc dù một vài nghiên cứu có đề cập đến ảnh hưởng của nội tiết tố gây nên bệnh lý này [34], tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nói đến ảnh hưởng của quá trình mãn kinh gây ra trượt đốt sống.

Tỷ lệ trượt đốt sống do tiêu eo giữa nam và nữ cũng khác nhau tùy theo chủng người: tỷ lệ mắc khoảng 6,4% ở nam da trắng, 2,8% đối với đàn ông Mỹ gốc Phi, 2,3% ở phụ nữ da trắng và 1,1 % phụ nữ Mỹ gốc Phi . Tỷ lệ mắc TĐS s được biết đến cao nhất là ở người Eskimos, bang Alaska (Mỹ) khoảng 50% [l7], [46].

4.1.2. Địa dư và nghề nghiệp

Trong nghiên cứu này, phần lớn bệnh nhân sống ở khu vực nông thôn (63,93%) và lao động chân tay (65,57%) (bảng 3.2, bảng 3.3). Vấn đề địa dư và nghề nghiệp rất phức tạp và khó để phân đinh nhóm địa dư cũng như nghề nghiệp cho thật chính xác. Do đó, để dễ dàng cho việc thống kê và đánh giá đặc điểm của bệnh liên quan đến hai yếu tố này chúng tôi chỉ phân ra: nghề nghiệp gồm lao động trí óc và lao động chân tay; địa dư gồm nông thôn và thành thi. Vì vậy, theo chúng tôi những tỷ lệ trên chỉ mang tính tương đối. Tuy vậy, sự khác biệt giữa BN sống ở nông thôn và thành thi cũng như lao động chân tay và lao động trí óc có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả này cũng tương tự với kết quả của tác giả khác như: Trần Nguyên Phú [8], Nguyễn Vũ [l6]. Nhiều tác giả cho rằng các tư thế làm cho cột sống thắt lưng vận động quá giới hạn sinh lý như: duỗi quá mức, gập người quá mức, ngồi khom lưng hay ngồi xổm khiến xương chậu xoay sau . . . sẽ làm tiến triển bệnh. Ngoài ra, các hoạt động thể thao như: thể dục dụng cụ, bóng đá, cử tạ cũng tạo sức ép cơ học lên eo ĐS gây tiêu eo và dẫn đến trượt đốt sống [l7], [34], (46]. Tuy nhiên, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào là vận động viên hoặc người thường xuyên chơi thê thao.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương lối sau kèm hàn xương liên thân đốt trong điều trị trượt đốt sống thắt lưng mất vững (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)