3. Đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa
3.2 Các hạn chế và nguyên nhân
Thị trường tiêu thụ còn hẹp chủ yếu là ở Hà Nội chiếm 60% trong khi đó các tỉnh lân cận cũng đang là tiềm năng lớn chưa đầu tư phát triển nhiều.
Chưa khai thác hết tiềm năng tiêu thụ của thị trường. Công ty mới chỉ tập trung vào tập khách hàng là người Việt, trong khi các khách hàng là người nước ngoài có nhu cầu vào mặt hàng này là rất tiềm năng.
Chủng loại, mặt hàng của công ty còn hạn chế mới chỉ chú trọng các sản phẩm nội thất trong khi với khả năng của công ty hoàn toàn có thể sản xuất các mặt hàng khác như kèm theo như ô, kệ báo, bàn ghế dành cho phòng ăn …
Kênh phân phối của công ty còn hẹp, hệ thống đại lý thưa thớt ở một số tỉnh, chi nhánh văn phòng của công ty vẫn còn rất ít chỉ có chi nhánh ở Hà Nội
Hệ thống kho bãi dự trữ hạn chế, việc chủ động trong dự trữ hàng hóa để có thể cung cấp hàng hóa cho khách hàng mọi lúc mọi nơi còn yếu.
Các chính sách xúc tiến thương mại của công ty chưa được đầu tư thưc sự chủ yếu sử dụng biện pháp xúc tiến bỏn cũn cỏc biện pháp khác rất ít dùng.
Nguyên nhân khách quan
Do thị trường kinh doanh ngày càng gay gắt với sự tham gia của nhiều công ty mới. Điều này đã gây nên những thách thức cho công ty. Đặc biệt do việc quản lý kém những mặt hàng kém chất lượng, hàng dởm trên thị trường vẫn tồn tại nhiều nhất là những mặt hàng từ Trung Quốc với giá rẻ khiến cho việc kinh doanh thâm nhập vào thị trường bán lẻ của công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào của công ty uy tín ở Việt Nam còn rất khiêm tốn vì vậy hầu như các mặt hàng của công ty đểu phải nhõp từ cỏc hóng nước ngoài do đó phần nào ảnh hưởng tới giá cả và thời gian cung ứng hàng hóa.
Trong cuối năm 2000 đầu năm 2011 tuy là tình hình kinh doanh có tăng nhưng tăng chưa cao là do công ty chịu ảnh hưởng chung từ cuộc khủng hoảng toàn cầu .
Do nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi theo chiều hướng cao hơn cả về chất lượng, mẫu mã, dịch vụ.
Nguyên nhân chủ quan:
Do hoạt đông marketing chưa hiệu quả, việc xây dựng kế hoạch marketing chưa rõ ràng. Chưa có bộ phận marketing.
Trình độ của đội ngũ nhân viên chưa cao đặc biệt trong lĩnh vực marketing còn yếu kém. Trình dộ ngoại ngữ của nhận viên trong công ty dường như là ko có. Trong công ty ko có nhân viên biết Anh ngữ.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn thấp khiến cho việc thực hiện các ý tưởng kinh doanh là rất khó.
Vốn ớt nờn công ty không thể đầu tư mở các cửa hàng, chi nhánh và kho bãi. Vì vậy việc bán lẻ sản phẩm cũng như việc chủ động cung cấp hàng hóa cho khách hàng và trưng bày sản phẩm còn yếu.
Chủng loại mặt hàng công ty đầu tư còn ít. Trong khi đó nếu khách hàng lớn có nhu cầu lắp đặt toàn bộ trọn gói thì công ty cũng không có khả năng thực hiện điều này làm mất đi rất nhiều cơ hội kinh doanh.
Việc đầu tư cho các chính sách xúc tiến của công ty còn hạn chế nhất là hoạt động quảng cáo, tuyên truyền trên truyền hình cũn ớt khiến cho hình ảnh của công ty cũng như sản phẩm ít được quảng bá rộng rãi. Như vậy lượng khách hàng tiềm năng của công ty rất khó để tăng cao.
Lao động của công ty chủ yếu là nông dân từ cỏc xó lờn làm việc nên bị ảnh hưởng về mùa vụ cứ đến mùa đội ngũ này nghỉ nhiều khiến cho công suất hoạt dộng thời gian đó kém đi nhiều.
4.Định hướng phát triển của công ty từ nay đến năm 2015