Công ty cần chú trọng nâng cao công tác nghiên cứu thị trường: đây là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng chiến lược kinh doanh và tạo độ tin cậy của khách hàng, thu hút được khách hàng nhằm chiếm lĩnh vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ. Ban giám đốc phải tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ phòng kinh doanh thăm dò, cung cấp tài liệu cho việc hoạt động nghiên cứu. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ nghiên cứu phải có kiến thức marketing, có khả năng thu thập và xử lý thông tin, đã qua đào tạo các lớp nghiệp vụ, có khả năng sáng tạo, năng động trong công việc, có hiểu biết về lĩnh vực công nghệ thông tin… Trang thiết bị phải đầy đủ, có phương tiện làm việc, giúp cán bộ nghiên cứu thị trường có điều kiện tốt trong việc thu thập, xử lý, chọn thông tin.
Chính sách giá: Hiện nay công ty có sử dụng chính sách giá thấp, cố gắng loại bỏ những chi phí không cần thiết để giảm giá mức thấp nhất cho khách hàng. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì công ty nên sử dụng chính sách giá linh hoạt. Đó là việc định giá dựa theo khách hàng như khách hàng thường xuyên thì được mức giá ưu đãi hơn, hoặc khách hàng mua nhiều, trả tiền ngay sẽ được hưởng chiết khấu… Các mức giá đưa ra cần tư vấn cho khách hàng biết cũng như để khuyến khích họ mua nhiều hàng.
Chính sách sản phẩm: công ty thực hiện đa dạng hóa sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Những sản phẩm nhập về phải đảm bảo nguồn xuất xứ rõ ràng, có đủ thông tin và chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó phải nắm bắt được nhu cầu thị trường cũng như sự thay đổi của công nghệ để nhập về những sản phẩm khách hàng đang có nhu cầu hoặc những sản phẩm hiện đại nhất. Công ty cần tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), tổ chức nghiên cứu sở thích và xu hướng tiêu dùng mới của những khách hàng đòi hỏi tiện ích cao trong sản phẩm như máy tính tích hợp điện thoại, ghi âm, thiết bị định vị…
Chính sách xúc tiến: công ty thực hiện chính sách quảng cáo qua báo chí, banner hay qua internet, điện thoại…Mỗi khi có khách hàng đến mua, công ty nên xin lại thông tin của họ như số điện thoại, địa chỉ… để tiện cho việc quảng cáo những chương trình khuyến mãi hay sản phẩm mới đến họ.
Chính sách phân phối: công ty nhỏ nên chú trọng đến việc bán hàng trực tiếp hoặc qua mạng internet. Đó cũng là cách để mở rộng mạng lưới bán hàng. Bán hàng trực tiếp cần năng cao năng lực của đội ngũ nhân viên bán hàng, bán hàng qua internet cần có chính sách cụ thể như việc cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, cách thức đặt hàng và giao hàng, thanh toán ra sao…Bên cạnh đó công ty có thể mở thêm kênh phân phối mới thông qua việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở siêu thị, trung tâm thương mại…
Mô hình kênh phân phối chủ yếu của công ty: kênh trực tiếp là công ty bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, kênh thứ 2 công ty áp dụng là bán hàng cho những trung gian là các doanh nghiệp, họ sẽ là người bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
Sơ đồ 3.1. Kênh phân phối của công ty