Những giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 58)

¾ Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá, lãi suất trên thị trường.

Sự biến động theo hướng bất lợi của tỷ giá, lãi suất và lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, cụ thể :

Œ Sự biến động của tỷ giá hối đoái và đăc biệt là tỷ giá giữa USD/VND có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu và đặc biệt là những công ty kinh doanh có vay vốn bằng ngoại tệ, một khi rủi ro tỷ giá hối đoái xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Hiện nay, tuy đã nhận thức được sự nguy hiểm của loại rủi ro này, nhưng sự điều hành cơ chế tỷ giá của NHNNVN vẫn chưa thật sự hiệu quả, vẫn thường xảy ra những rủi ro do sự tăng hoặc giảm giá ngoại tệ một cách đột ngột. Do đó, NHNN cần quan tâm nhiều hơn nữa để có những chính sách điều hành phù hợp : NHNN nên từng bước tự do hoá thị trường, tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái để phán ánh đúng giá trị của đồng Việt Nam so với các loại ngoại tệ. Hoặc, NHNN nên thu hẹp biên độ giữa tỷ giá công bố trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá trị trường của USD/VND bởi vì biên độ hiện tại là 0.25% còn quá rộng. Ngoài ra, NHNN nên mở rộng và phát triển thêm các nghiệp vụ bảo hiểm tỷ giá. Thường xuyên mở các lớp tập huấn và nâng cao nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên về các ngiệp vụ mua bán có kỳ hạn (Forward), nghiệp vụ quyền chọn (Option), nghiệp vụ Swap, thị trường tương lai (Future) …

Œ Điều hành cơ chế lãi suất cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NHNN bởi với một hệ thống lãi suất phù hợp, linh hoạt sẽ kích thích nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Trong suốt hơn 01 năm qua, lãi suất ngân hàng đã được đề cập đến rất nhiều và đặc biệt là trong vòng một tháng trở lại đây, lãi suất đã tăng mạnh đối với USD và tăng tương đối vối VND. Sở dĩ việc tăng lãi suất đối với USD và VND do nhu cầu tín dụng cao, trong khi đó tình hình huy động vốn lại gặp khó khăn, tạo ra những rủi ro cho các ngân hàng trong thời gian tới. Do đó, NHNN cần phải có những biện pháp hữu hiệu hơn để điều hành lãi suất sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của đất nước, điều hành mức lãi suất với cơ chế linh hoạt và thông thoáng hơn.

¾ Tăng cường hiệu quả và quy mô hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay, sự bùng nổ thông tin được xem là một thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, thông tin có chính xác mới là chìa khoá thành công trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nâng cao chất lượng thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của các tổ chức kinh doanh.

Hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng hiện nay rất hiệu quả và đã giúp các NHTM ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bởi nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, các NHTM sẽ có những đánh giá, phân tích, dự báo tương đối chính xác về khách hàng vay vốn, giảm thiểu những chi phí và có thể đưa ra các. quyết định đầu tư đúng đắn. Tuy nhiên, nên phấn đấu để xây dựng CIC trở thành trung tâm thông tin quốc gia, cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng một cách chính xác, đầy đủ, cập nhật … sẽ là một nơi đáng tin cậy cho các NHTM, nhưng hiện nay hoạt động của CIC vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự hoàn hảo. Do đó, để Trung tâm thông tin tín dụng trở thành một nơi đáng tin cậy, hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, NHNN nên quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động của CIC, cụ thể :

Œ Hiện tại, hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng tuy có nhiều tiến bộ và hữu hiệu hơn trong việc giúp các NHTM hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng như cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác … , song sự cập nhật thông tin về khách hàng còn hạn chế. Do đó, CIC cần phải trang bị thêm máy móc, thiết bị hiện đại và hoàn chỉnh thêm hệ thống cung cấp thông tin nhằm giúp cho các NHTM có thêm những thông tin bổ ích về khách hàng vay vốn mà từ đó sẽ có quyết định đầu tư đúng đắn.

Œ Ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật, CIC cần đi sâu phân tích, đánh giá những thông tin thu thập được để phân loại khách hàng, giúp cho các NHTM có cơ sở để đánh giá, xếp loại tín dụng cho từng loại khách hàng nhằm xếp hạn từng khách hàng.

Œ Bên cạnh đó, để giúp cho hoạt động của CIC hiệu quả và phát triển hơn, các NHTM nên tham gia và trở thành thành viên của CIC, cung cấp và cập nhật những thông tin tín dụng của các tổ chức kinh tế nhằm làm phong phú thêm thông tin cho CIC. Tuy

nhiên, việc gia nhập vào CIC của các NHTM hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, do đó NHNN nên bắt buộc các NHTM đều gia nhập vào thành viên của CIC.

Œ Ngoài ra, nhằm thực thi chỉ thị 05/2003/CT-NHNN về tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng, NHNN nên có những biện pháp chế tài nhằm yêu cầu các NHTM phải nhận thức việc cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật các báo cáo tài chính nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra ở các ngân hàng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Œ Hơn nữa, NHNN nên quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác huấn luyện và đào tạo chuyên môn cho cán bộ làm việc tại trung tâm CIC này và các NHTM thành viên nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế, giúp cho CIC ngày càng trở nên phổ biến hơn, nơi cung cấp thông tin tín dụng đáng tin cậy cho toàn hệ thống ngân hàng.

¾ NHNN cần có những quy định trong việc quản lý nguồn vốn đối với các doanh nghiệp có quan hệ hợp tác làm ăn, vay vốn với nhiều ngân hàng, đặc biệt là với những ngân hàng trong cùng một địa bàn.

Ngày nay, hiện trạng cùng một khách hàng vay vốn ở nhiều ngân hàng nhằm mục đích đảo nợ ngày càng tăng, vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác. Trong khi đó, NHNN vẫn chưa có những biện pháp mạnh đối với các NHTM thành viên nhằm minh bạch, công khai hoá thông tin của các khách hàng vay vốn tại ngân hàng. Sở dĩ tình hình đảo nợ tại các ngân hàng xảy ra ngày càng nhiều do không có sự phối hợp và trao đổi thông tin cho nhau giữa các ngân hàng, vì lợi thế cạnh tranh trên thương trường, các NHTM thường giữ bí mật, không cung cấp thông tin cho nhau, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có nhiều cơ hội để lừa gạt ngân hàng và đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra rủi ro tín dụng trong tại các NHTM.

¾ NHNN cần quan tâm nhiều hơn nữa đến bảo hiểm tín dụng.

Hiện nay, nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng hầu như chưa đựơc thực hiện ở các công ty bảo hiểm bởi mức độ rủi ro rất cao. Do đó, NHNN cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nghiệp vụ này, có thể xem đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro tín dụng như từng bước hoàn thiện các quy định về bảo hiểm tín dụng, sử dụng các công cụ phái sinh (Hợp đồng quyền chọn Option, Hợp đồng tương lai Futute ….).

¾ Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của NHNN đối với các NHTM thành viên là một trong những hoạt động cơ bản của NHNN. Trong thời gian vừa qua, những rủi ro tín dụng xảy ra đã cho thấy sự yếu kém trong hoạt động của các ngân hàng cũng như trong công tác kiểm tra của cả chính bản thân ngân hàng và NHNN. Vì thế, để hạn chế rủi ro, việc nâng cao công tác kiểm tra, giám sát của NHNN là rất quan trọng và cần thiết bởi thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, NHNN sẽ phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm mà các NHTM đang mắc phải, từ đó có những giải pháp phù hợp. Hơn nữa, NHNN còn có thể phát hiện ra sự yếu kém của các ngân hàng đang hoạt động để có cơ sở xếp hạng và đưa những biện pháp phù hợp nhằm hổ trợ, đẩy mạnh lên hoạt động của chúng.

Œ NHNN nên định kỳ kiểm tra thường xuyên hơn hoạt động của các NHTM và đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bởi đây là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng.

Œ Ngoài ra, NHNN nên có những lớp huấn luyện nghiệp vụ trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên nghiệp hơn của các thanh tra viên, kiểm soát viên.

Œ Bên cạnh đó, NHNN cần phải có tiêu thức phân tích, đánh giá, xếp loại các NHTM một cách có hệ thống hơn, sẽ giúp các NHTM phải tự đánh giá lại chính bản thân từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

¾ Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các NHTM thành viên nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn cho các cán bộ.

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế và xã hội thì trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thì rủi ro tín dụng xảy ra cũng với những thủ đoạn tinh vi hơn. Tuy nhiên, một số cán bộ tín dụng của ngân hàng đã không đủ trình độ chuyên môn trong nghiệp vụ tín dụng của mình, tạo ra những rủi ro đáng tiếc, gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Do đó, việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng cho các cán bộ nhằm tăng tính chuyên nghiệp cho hệ thống ngân hàng Việt Nam là một việc làm rất cần thiết và mang tính định hướng lâu dài. Do đó, NHNN cần phải có kế hoạch lâu dài nhằm đầu tư vào kiến thức bởi kiến thức là một trong những chìa khoá dẫn đến sự thành công.

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 58)