2.4.1. Tình hình nợ xấu, nợ tồn đọng tại các NHTM :
Thực tế cho thấy tình hình nợ xấu (nợ quá hạn, nợ chờ xử lý, nợ khoanh) tại các NHTM trong thời gian qua đã giảm rõ rệt, từ 9,14% trong năm 2001, đã giảm liên tục qua các năm, cụ thể : Năm 2002 là 5,22% ; Năm 2003 là 3,59% ; Năm 2004 là 2,83% và Năm 2005 là 3,36%. Tình hình này đã cho thấy sự khả quan trong công tác tín dụng, thể hiện năng lực, trình độ quản lý ngày càng cao của chính bản thân các NHTM, NHNN và cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, tình hình nợ tồn đọng tại các NHTM ở Tp.HCM trong những năm vừa qua còn khá cao và theo kế hoạch năm 2006 của NHNNVN chi nhánh Tp.HCM, phấn đấu để xử lý 30%-40% nợ tồn đọng nhóm I và khoảng 30% nợ tồn đọng của nhóm II & nhóm III. Cùng với cơ chế xử lý nợ của Chính phủ, NHNN, các NHTM ở Tp.HCM đã và đang tích cực đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính ; bên cạnh quá trình xử lý tài sản đảm bảo, khai thác tài sản nhận gán xiết nợ, các NHTM đã khai thác và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý những khoản nợ này.
Tính đến 31/12/2005, tổng số nợ đã xử lý được 8.453 tỷ đồng (số lũy kế từ năm 2005), số nợ tồn đọng còn lại chưa xử lý là 1.482 tỷ đồng, số ngoại bảng theo dõi để thu hồi nợ là 2.323 tỷ đồng, cụ thể như sau :
- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán tài sản : 1.908 tỷ đồng - Nợ gốc giảm do khách hàng trả bằng tiền : 304 tỷ đồng
- Nợ gốc giảm do Chính Phủ xử lý (xoá nợ) : 2.371 tỷ đồng - Nợ gốc giảm do sử dụng dự phòng rủi ro : 3.210 tỷ đồng
- Nợ gốc giảm do xử lý bằng các biện pháp khác như bán nợ, giãn nợ, chuyển nợ thành vốn góp, đánh giá loại nợ : 511 tỷ đồng.
(Nguồn : NHNNVN chi nhánh Tp.HCM)
Sở dĩ tình hình nợ tồn đọng tại các NHTM ở Tp.HCM còn khá cao do một số khó khăn, vướng mắc :
♦ Các NHTM còn rất hạn chế về việc chủ động thực hiền quyền trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ theo hướng tự xử lý, tự bán tài sản thế chấp, tài sản cầm cố … để thu hồi nợ theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-CP, Thông tư 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA.
♦ Có một số trường hợp do nội dung bản án tuyên không rõ ràng hoặc thiếu hợp lý đã vô tình tạo điều kiện cho các đối tượng phải thi hành án trì hoãn, không thanh toán nợ cho ngân hàng hoặc một số trường hợp toà án chỉ tuyên giao cho ngân hàng quyền quản lý mà không giao quyền định đoạt tài sản …
♦ Những khó khăn từ chính tài sản đảm bảo nợ vay : hồ sơ pháp lý không hoàn chỉnh, tài sản bị tranh chấp, tài sản được định giá quá cao so với giá trị thị trường …
2.4.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ở các NHTM :
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra là điều tất yếu. Trong thời gian vừa qua, những vụ án lớn xảy ra trong xã hội liên quan đến lĩnh vực ngân hàng ngày càng tăng cao với mức độ tinh vi hơn : Vụ án Minh Phụng-Epco, Vụ án Phạm Huy Phước, Vụ án Tamexco, Vụ án Ngọc Thảo … có liên quan đến một số ngân hàng ở Tp.HCM : Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Tp.HCM, Sở giao dịch II-Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Nam Đô, Ngân hàng TMCP Việt Hoa, với những nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía các ngân hàng và khách hàng vay vốn.
¾ Những nguyên nhân khách quan :
2.4.2.1. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi :
9 Một môi trường pháp lý thuận lợi, đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Trong những năm gần đây, mặc dù Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng đã có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng và là một
bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên các văn bản pháp quy, hành lang pháp lý về hoạt động và phòng ngừa rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo không rõ ràng, luật về lĩnh vực Ngân hàng thì đã có song việc triển khai và áp dụng luật vào thực tế không đồng bộ, chậm chạp và gặp phải nhiều vướng mắc, không tạo sự thống nhất giữa các ban ngành có liên quan, cụ thể : Việc triển khai và thực hiện những quyết định hay thông tư của Thủ tướng, Chính phủ hoặc của Thống đốc NHNNVN … Thông tư liên tịch số 05/2005 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường về việc công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản, hoặc Quyết định 149/QĐ-TTg và các Thông tư liên tịch 02/TTLT, 03/TTLT về việc cưỡng chế thu hồi nợ là những ví dụ điển hình. Luật thì đã có nhưng không được triển khai và thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn Tp.HCM, gây khó khăn cho cả Ngân hàng và khách hàng vay vốn hoặc luật thì đã có nhưng không tạo thế chủ động cho các NHTM vì không đủ thẩm quyền để thực hiện …
9 Chuyên môn hoá trong việc cung cấp thông tin có thể giúp cho các NHTM loại bỏ các rủi ro về thông tin bất cân xứng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc chuyên môn hoá, thu thập và xử lý thông tin về khách hàng hiện nay vẫn chưa được các NHTM xem trọng. Việc thành lập và hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng của NHNN bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc cung cấp những thông tin về khách hàng vay vốn. Mặc dù vậy Trung tâm thông tin tín dụng này vẫn chưa phát huy được vai trò và thế mạnh của mình do thông tin cung cấp cho các NHTM thường đơn điệu, thiếu sự cập nhật, chính xác … tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của thông tin cung cấp.
9 Ngoài ra, việc thanh tra, kiểm soát của NHNN đối với các NHTM thành viên trong hoạt động tín dụng vẫn chưa đạt hiệu quả mặc dù đã có những thay đổi tích cực. Sự hạn chế về trình độ, năng lực của cán bộ thanh tra NHNN hoặc sự cố ý làm trái, phớt lờ những sai phạm của các NHTM đã tạo điều kiện cho sự tồn tại và ngày một tăng lên của rủi ro tín dụng.
2.4.2.2. Rủi ro do môi trường kinh doanh không ổn định :
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam cũng đã dần thay đổi và từng bước hòa mình vào dòng phát triển này. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam
vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm …), một lĩnh vực vốn rất nhạy cảm với những rủi ro của thiên nhiên, thời tiết, khí hậu. Ngoài ra, đây cũng là lĩnh vực rất dễ bị tổn thương nếu thị trường kinh tế thế giới gặp phải nhiều biến động xấu, giá cả thị trường không ổn định …, cụ thể : giá cả các mặt hàng nông, thuỷ sản liên tục giảm sút mạnh, kéo dài ngoài dự đoán như : cà phê, gạo, hạt điều, các loại hải sản …, trong khi đó giá xăng dầu liên tục tăng nhanh …, đặc biệt trong năm 2005 sự tăng giá mạnh của xăng dầu đã làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn rất lớn trong hoạt động và sản xuất.
¾ Những nguyên nhân chủ quan : 2.4.2.3. Rủi ro từ phía các Ngân hàng :
Hiện nay, rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của các NHTM ngày càng nhiều hơn và với mức độ tinh vi hơn, một phần là do các nguyên nhân khách quan từ phía các ban ngành chức năng hoặc do môi trường kinh doanh chưa thuận lợi đã tạo nên những rủi ro ngoài sự kiểm soát của các NHTM, tuy nhiên không chỉ có những nguyên nhân khách quan mới tạo ra rủi ro cho ngân hàng mà đa số chính yếu rủi ro xảy ra là do sự điều khiển của con người, cố ý làm sai hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém :
9 Các ngân hàng cho vay không định giá khoản vay trên cơ sở đảm bảo lãi cho vay đủ bù đắp chi phí biên của vốn, chi phí quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp lý cho Ngân hàng. Việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng nhắc, dựa vào mức lãi suất thông báo chung . Hơn nữa, các thông số của thị trường dùng để đo lường : hệ số beta, xếp hạng tín dụng … chưa có cơ quan chuyên nghiệp để xác định. Thêm vào đó, vì sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, một số ngân hàng đã cho khách hàng vay dưới mức giá vốn cộng chi phí và phần bù rủi ro, ngay cả khi đã tham gia vào các thoả thuận về lãi suất.
9 Trong giai đoạn hiện nay, rủi ro tín dụng xảy ra cho các NHTM cổ phần vì chưa xây dựng cho mình một chính sách tín dụng phù hợp, không có chiến lược phát triển kinh doanh rõ nét, quản trị danh mục cho vay chưa quan tâm nhiều vào việc đa dạng hoá. Đối với các ngân hàng, một chính sách tín dụng tốt, phù hợp với quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hầu hết các NHTM hiện nay đều chưa có chính sách tín dụng đầy đủ mà chỉ có những chỉ đạo rời rạc, không mang tính hệ
thống. Hoặc, ngân hàng thường không chú ý vào việc đa dạng hoá danh mục cho vay mà chỉ tập trung vào cho vay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cùng một ngành nghề nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao, tuy nhiên nếu rủi ro xảy đến cho ngành nghề kinh doanh này thì có thể ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng và đi đến bờ vực của sự phá sản.
9 Trong thời gian trước đây, công việc kiểm tra và kiểm soát nội bộ tại các NHTM cổ phần rất lỏng lẻo, dường như chỉ tồn tại trên mặt hình thức mà thôi, thậm chí có một số NHTM cổ phần hoạt động mà không chú trọng đến bộ phận này kể cả về mặt hình thức, chỉ khi xảy ra sự cố thì bộ phận thanh tra, kiểm soát này mới tiến hành kiểm tra kỹ. Điều này bộc lộ nên sự yếu kém và là một trong những rào cản trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó, những rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của NHTM cổ phần không những bị hạn chế mà còn tăng lên nhiều với mức độ ngày càng tinh vi hơn. Vì thế, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong các NHTM cổ phần cần phải được chú trọng một cách đúng mức.
9 Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng xảy ra còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản trị, điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng và năng lực của cán bộ tín dụng. Ban lãnh đạo ngân hàng điều hành theo cảm tính, không kinh nghiệm, không chuyên nghiệp, ngoài ra còn lạm dụng quyền lực, đưa ra những quyết định sai lầm khi quyết định cho vay, gây thất thoát tài sản cho ngân hàng.
9 Hơn nữa, hiện nay nguồn nhân lực của các NHTM quá mỏng, yếu năng lực chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm, tuỳ tiện trong việc đánh giá các hồ sơ tín dụng … đã tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng phát sinh. Ngoài trình độ chuyên môn, các cán bộ tín dụng cần phải đặt tính trung thực lên hàng đầu, không vì mục đích tư lợi cá nhân, thiếu trách nhiệm khi thông đồng với khách hàng để lừa gạt ngân hàng : Lập phương án vay vốn giả, định giá khống tài sản thế chấp, cầm cố, lợi dụng những kẻ hở của Pháp luật để cố ý làm trái … Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua một số vụ án kinh tế lớn xảy ra có liên quan đến ngân hàng đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng. Do đó, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng ngân hàng luôn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng.
9 Việc giám sát và quản lý khoản vay sau khi cho khách hàng vay của các NHTM cổ phần hiện nay có phần lơi lỏng, thiếu chặt chẽ. Sau khi phát tiền vay cho khách hàng,
một số ngân hàng có khuynh hướng ỷ lại hoàn toàn vào tài sản thế chấp mà đã quên quản lý khoản vay sau khi đã giải ngân xem khách hàng sử dụng nợ vay có đúng mục đích hay không hoặc quản lý khoản vay để đánh giá sự hoàn trả nợ vay của khách hàng khi nợ vay đến hạn … Do đó, các ngân hàng cần phải quản lý tiền vay một cách chủ động để đảm bảo là khoản tiền vay sẽ được hoàn trả đúng thời hạn.
2.4.2.4. Rủi ro từ phía khách hàng vay vốn :
Ngoài những nguyên nhân chủ quan từ phía các Ngân hàng thì rủi ro tín dụng còn xảy ra do sự cố ý lừa đảo của khách hàng hoặc trình độ quản lý kinh doanh yếu kém :
9 Nền kinh tế Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển và đổi mới để hoà nhập vào sự phát triển kinh tế thế giới, do đó việc thay đổi mới trong các doanh nghiệp là điều tất yếu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, khả năng chống đỡ với những thay đổi mới của thị trường còn yếu, do đó đã làm cho một số doanh nghiệp vay vốn không vượt qua được, thậm chí phá sản và gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
9 Ngoài ra, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là khách hàng vay vốn cố tình lừa đảo ngân hàng, sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc lừa đảo không có ý định trả nợ vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thành phố Hồ Chí Minh-trung tâm thương mại lớn của cả nước và là trung tâm của kinh tế trọng điểm phía Nam với vị trí thuận lợi và quy mô dân số lớn nhất so với các tỉnh và thành phố khác, đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Trong những năm vừa qua, lĩnh vực Ngân hàng đã có nhiều sự tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là ở Tp.HCM, nhiều chi nhánh mới của các NHTM được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội trong các lĩnh vực hoạt động : huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng, sự nâng cao và đổi mới của các dịch vụ ngân hàng để phục vụ cho xã hội ngày càng chuyên nghiệp hơn : tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, dịch vụ home-banking, internet-banking … đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Ngân hàng. Cùng với sự phát triển vượt bậc trong hoạt động của các NHTM thì rủi ro trong
hoạt động tín dụng cũng xảy ra nhiều hơn với mức độ tinh vi và mới mẻ hơn, do đó việc đưa ra các giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng đang là vấn đề thời sự của chính bản thân các NHTM, NHTW, Chính phủ và các cơ quan ban ngành có liên quan. Thực tế cho thấy, với mức tăng GDP chung ở Tp.HCM trong 06 tháng đầu năm 2006 là 10,5% và trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng với 02 hoạt động chính là huy động vốn và cấp tín dụng cũng đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này một phần đã chứng tỏ nền kinh tế của nước ta đang dần phát triển nóng lên, chính vì thế rủi ro trong hoạt động tín