Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 27)

Kinh tế Tp.HCM liên tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 tăng 12,2% so với năm 2004 và đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là năm thứ 05 kinh tế Tp.HCM liên tiếp tăng trưởng theo xu hướng tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước và đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 05 năm vừa qua, cụ thể : (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Mức tăng GDP so với năm trước (%)

2001 9,5% 2002 10,2% 2003 11,4% 2004 11,7% 2005 12,2% (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

Đóng góp vào tăng trưởng 12,2% của năm 2005 là của khu vực Dịch vụ (cao nhất) : 6,2% ; khu vực Công nghiệp – Xây dựng : 6% ; khu vực Nông nghiệp : 0,03%. Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm khu vực dịch vụ có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, vượt qua cả khu vực công nghiệp – xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất-kinh doanh và phục vụ đời sống người dân. Điều này cũng chứng tỏ rằng nền kinh tế Việt Nam đã từng bước tăng trưởng mạnh, từng bước bắt kịp và hoà mình vào dòng chảy của kinh tế thế giới trong kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên của hàng hoá và dịch vụ. Riêng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trong năm 2005 tăng 12,2% so với năm 2004, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh của ngành thương nghiệp (chiếm tỷ trọng trên 25% khu vực dịch vụ và tăng 11,6%) và đây cũng là mức tăng cao nhất trong 05 năm vừa qua : (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ ở Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Mức tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng so với năm trước (%)

2001 7,4% 2002 9,3% 2003 9,4% 2004 11,3% 2005 12,2% (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 GDP bình quân đầu người cũng tăng liên tục trong 05 năm vừa qua : (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3 : GDP bình quân đầu người của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm GDP bình quân đầu người (triệu đồng)

2001 15,57 2002 17,04 2003 19,31 2004 22,61 2005 21,46 (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên thành phố đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%), trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5%. Ngoài ra, do giá tăng nên dầu thô xuất khẩu tăng 32,6% ; sản phẩm sữa tăng 197,1% do mở rộng được thị trường xuất khẩu và tăng quy mô sản xuất ; khối lượng xuất khẩu gạo tăng 65,6% và giá trị tăng 73,3% do mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo sang Philipin, Nigieria, Nam Phi. Tuy nhiên, một số mặt hàng cũng gặp một số khó khăn về thị trường xuất khẩu do một số nước áp dụng hạn ngạch, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao … nên xuất khẩu tăng chậm : hàng may mặc chỉ tăng 4,8% ; giày dép tăng 6,8% ; hàng thủy sản tăng 8,1%. Nhìn chung, đây cũng là một trong những lĩnh vực tăng trưởng tốt trong 05 năm vừa qua mặc dù trong năm 2002 kim ngạch xuất khẩu chưa đạt được mức chỉ tiêu đề ra, nhưng đây cũng đã là một nỗ lực rất lớn của Thành phố khi kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001 giảm 5,8%. Kim ngạch nhập khẩu của Thành phố trong 05 năm vừa qua tăng chủ yếu là do nhập khẩu nguyên-nhiên-vật liệu (chiếm khoảng 80% trong tổng kim ngạch) (Xem bảng 2.4)

Bảng 2.4 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Đvt : tỷ USD

Năm Chỉ tiêu

2001 2002 2003 2004 2005 1/ Giá trị kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) - 6,39 7,14 9,50 12,4

2/ Mức tăng, giảm so với năm trước (%) -5,8 +6,0 +12,0 +34,8 + 26,1

3/ Giá trị kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) - 4,20 4,77 5,64 6,37

4/ Mức tăng, giảm so với năm trước (%) + 0,9 + 5,5 + 15,1 + 18,1 + 14,1

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 Các hoạt động tín dụng-ngân hàng ở Tp.HCM trong thời gian qua đã tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất-kinh doanh, nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại được đưa vào ứng dụng trong xã hội (internet bank, e-banking, home banking, phone

banking …), mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân, cụ thể là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế phát triển và hội nhập với thế giới thì việc thanh toán qua mạng lưới ngân hàng (trả lương, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại …) cũng từng bước đã trở nên phổ biến, giúp cho nền kinh tế giảm bớt những chi phí như phát hành, huỷ bỏ, vận chuyển tiền mặt … (Xem bảng 2.5)

Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động tín dụng ngân hàng tại Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Chỉ tiêu

2001 2002 2003 2004 2005 1/ Vốn huy động (tỷ VND) 65.716 85.996 116.470 150.337 184.600

2/ Tăng, giảm so với năm trước (%) 16,9% 30,9% 35,4% 29,0% 22,8%

3/ Dư nợ tín dụng (tỷ VND) 56.189 74.243 100.886 136.624 170.200

4/ Tăng, giảm so với năm trước (%) 7,7% 32,1% 35,9% 35,4% 24,6% (Nguồn : NHNNVN Chi nhánh Tp.HCM)

9 Ngoài ra, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Tp.HCM mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Cũng như các chỉ tiêu khác, giá trị sản xuất công nghiệp của Tp.HCM tăng liên tiếp trong 05 năm vừa qua, trong đó khu vực công nghiệp dân doanh ngày càng phát huy tính năng động với tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể : trong năm 2005, giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu công nghiệp (chiếm 32,8%) (Xem bảng 2.6)

Bảng 2.6 : Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Mức tăng giá trị sx công nghiệp so với năm trước (%)

2001 16,3 2002 14,8 2003 15,0 2004 14,7 2005 15,0 (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 Mặc dù có nhiều diễn biết bất lợi cho sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm ở gà, vịt, bệnh đốm trắng ở tôm, hạn hán kéo dài, diễn biến xâm nhập mặn sâu và cao hơn trung bình nhiều năm … nhưng thành phố cũng đã có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế thiệt hại và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, cụ thể :

♦ Năm 2003, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 9,1% ; đây là kết quả của việc định hướng đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi với chương trình phát triển 02 cây – 02 con, từ đó làm thay đổi tích cực cơ cấu nông nghiệp và góp phần đáng kể trong đời sống nông thôn ngoại thành.

♦ Năm 2004, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5% và điểm nổi bật của nông nghiệp thành phố trong năm này là chương trình 02 cây – 02 con, chương trình trồng hoa – cây kiểng – cá cảnh tiếp tục phát huy hiệu quả và ngày càng phát triển.

♦ Năm 2005, do có nhiều bất lợi mang tính khách quan, nhưng giá trị sản xuất nông- lâm-thủy-sản đạt 3.780 tỷ VND, tăng 1,8%. Điểm nổi bật của ngành nông nghiệp trong năm nay vẫn là chương trình 02 cây – 02 con, chương trình trồng hoa – cây kiểng – cá cảnh tiếp tục ngày càng phát triển. Ngoài ra, thành phố đang triển khai xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm thủy sản thành phố, Trung tâm công nghệ sinh học, triển khai chương trình Hợp tác, ứng dụng, phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học và Cuba. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp thành phố đã xây dựng xong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2006 – 2010 với mục tiêu nâng cao hiệu quả thu được từ 01 đơn vị diện tích đất nông nghiệp gấp 05 lần so với hiện nay.

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)