Những giải pháp từ phía Chính Phủ

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 52)

Trong xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế, việc hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng ; đây cũng được xem là một trong những hoạt động có ý nghĩa trong việc ngăn chặn sự đổ vỡ và phá sản của toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Vì vậy, Chính Phủ cần phải quan tâm đúng mức và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

¾ Chính phủ cần phải xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất các văn bản, chính sách luật.

Sự thay đổi liên tục của các văn bản, chính sách luật bắt đầu từ tháng 09/1998 đến nay đã cho thấy sự yếu kém và chưa chuyên nghiệp của các cơ quan chức năng khi ban hành các Quyết định, Quy chế hay Thông tư hướng dẫn liên quan đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể : Sau khi Luật các TCTD có hiệu lực từ tháng 09/1998, NHNN đã ban hành quy chế cho vay kèm theo Quyết định số 324/1998/QĐ- NHNN1. Tuy nhiên đến tháng 08/2000, chỉ 02 năm sau quyết định số 324/1998 ở trên,

NHNN lại ban hành quy chế cho vay mới theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 và Quy chế bảo lãnh số 283/2000/QĐ-NHNN1. Mặt khác, vào tháng 12/2001, chỉ hơn một năm sau NHNN lại cho ra đời quy chế cho vay mới theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN1. “Sự thay đổi soành soạch” các văn bản, chính sách luật không những thể hiện sự yếu kém của các cơ quan chức năng mà còn cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động cho vay của các NHTM cũng như các rủi ro tín dụng xảy ra với mức độ ngày càng tinh vi hơn. Mặc dù các quy chế mới được ban hành rất nhiều nhưng ý tưởng chủ đạo vẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Do đó, để có được hành lang pháp lý đồng bộ thì các cơ quan làm luật cần phải chuyên môn hoá, làm luật phải theo khung pháp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Muốn được như vậy, Chính phủ phải có các chuyên gia về luật, không những giỏi về kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm thực tế để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với thực tiễn và cần phải có những biện pháp triển khai đồng bộ để việc thưc hiện được nhất quán tại các ngành, địa phương có liên quan.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và chưa thật sự hữu hiệu và hoàn thiện lắm đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng với một hành lang pháp lý chưa đầy đủ và rõ ràng, cụ thể : Hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc định giá của tài sản đảm bảo cho khoản vay bởi vì Luật đất đai hiện nay chưa được hoàn chỉnh, hoặc những hoạt động liên quan đến việc minh bạch tài chính của một doanh nghiệp khi giao dịch trên sàn chứng khoán, hoặc còn rất hạn chế về việc chủ động thực hiện quyền trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của các NHTM … Do đó, Chính phủ cần phải có những biện pháp nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý, giúp cho các hoạt động của nền kinh tế mà đặc biệt là hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng được vận hành một cách thuận lợi trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Trong suốt thời gian vừa qua, nhiều bộ luật đã được ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư : Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1999, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2000, Luật các Tổ chức tín dụng …

¾ Xây dựng trung tâm thông tin ở các bộ ngành để kết hợp với trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhằm hổ trợ các ngân hàng trước khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

Hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNNVN tuy hoạt động có hiệu quả, đã giúp đỡ rất nhiều các ngân hàng trong việc có thêm những thông tin về khách hàng : uy tín và danh tiếng của khách hàng trên thương trường cũng như tình hình tài chính của khách hàng … song vẫn còn nhiều sơ suất và chưa đáp ứng được đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn như mong muốn của ngân hàng., vì thế nhiều rủi ro đáng tiếc đã xảy ra cho một số NHTM mà chủ yếu là do thiếu thông tin về khách hàng vay vốn, ví dụ : Vì mục đích lừa đảo ngân hàng mà khách hàng vay vốn đã dùng những tài liệu giả để vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau mà không bị phát hiện hoặc dùng hiện tượng đảo nợ, nghĩa là vay vốn ở ngân hàng này để trả nợ vay cho ngân hàng khác … đã gây nhiều tổn thất cho các NHTM. Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay là Chính phủ nên giao cho các bộ ngành thành lập các trung tâm thông tin chuyên ngành nhằm hỗ trợ trực tiếp cho các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp bởi khó khăn lớn nhất hiện nay của các ngân hàng là thiếu thông tin về các ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh và khó kiểm tra được tính chính xác của các thông tin về khách hàng. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay chưa phát triển, số lượng các công ty gia nhập và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán còn rất hạn chế, do đó sự minh bạch tài chính của các công ty này có thể sẽ tạo nên bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề kinh doanh. Vì vậy, việc không minh bạch tài chính hay cung cấp thông tin không chính xác là điều khó tránh khỏi và thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, đã hạn chế tính hiệu quả trong công tác tín dụng và quyết định cho vay của các ngân hàng. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay với bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường thế giới, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn trước mắt là gặp phải sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài có tầm cỡ quốc tế trong khi các doanh nghiệp trong nước đa số chỉ là vừa và nhỏ, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh trên thương trường kém … Do đó, Chính phủ cần phải hỗ trợ nhiều thông qua việc thành lập các trung tâm thông tin chuyên ngành, kết hợp với trung tâm CIC của NHNN để giúp đỡ các ngân hàng và doanh nghiệp nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế những rủi ro xảy ra có thể làm sụp đổ cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

¾ Thành lập thêm các Trung tâm bán đấu giá tài sản chuyên trách tại các Tỉnh, Thành phố.

Mặc dù nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự hoạt động của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ngày càng chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hơn, nhưng không vì vậy mà ít xảy ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Các tài sản tồn đọng chưa xử lý gắn liền với khoản nợ xấu ngày càng tăng chồng chất. Hiện nay, mỗi Tỉnh, Thành phố chỉ có một Trung tân bán đấu giá tài sản chuyên trách, do đó việc xử lý các tài sản thế chấp qua Trung tâm bán đấu giá tài sản chuyên trách bị quá tải, phải mất rất nhiều thời gian cho một bộ hồ sơ bán đấu giá tài sản hoàn tất, làm căng thẳng thêm tình hình tài chính của các ngân hàng cho vay. Vì thế, việc thành lập thêm các Trung tâm bán đấu giá tài sản chuyên trách ở các Tỉnh, Thành phố là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Tp.Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh hoặc ở các tỉnh lớn đang phát triển như Đồng Nai, Bình Dương … Chính phủ nên xem xét để thành lập thêm một vài Trung tâm bán đấu giá tài sản chuyên trách nhằm giảm công việc quá tải và nâng cao chất lượng công việc tại các trung tâm này.

¾ Đẩy mạnh việc sắp xếp lại các ngân hàng thương mại trên địa bàn ở Tp.HCM.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển rõ rệt thể hiện ở việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) vào tháng 06/2006 đã chính thức tham gia vào thị trường chứng khoán, đây cũng là ngân hàng Việt Nam đầu tiên tham gia vào thị trường chứng khoán. Việc tham gia của SACOMBANK vào thị trường chứng khoán đã đánh dấu bước phát triển vược bật cho lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, ở Tp.HCM hiện nay, các NHTM chưa thật sự đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, sản phẩm-dịch vụ cung cấp cho khách hàng, phương pháp quản lý, điều hành …, số lượng các ngân hàng nhỏ (ngân hàng bán lẻ), hoạt động chưa thật sự hiệu quả vẫn chiếm đa số. Do đó, để phát triển hệ thống ngân hàng về lâu dài, Chính phủ cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển một hệ thống ngân hàng ổn định và lành mạnh, phấn đấu để đưa

các NHTM từ ngân hàng bán lẻ trở thàng ngân hàng bán buôn, đủ sức mạnh về tài chính để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Muốn được như vậy, Chính phủ cần thực hiện việc sắp xếp lại các NHTM, sáp nhập các ngân hàng nhỏ, yếu kém về tài chính, không đủ sức cạnh tranh trên thương trường vào các ngân hàng lớn hoặc hợp nhất chúng lại để nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng kinh doanh. Hoặc, Chính phủ nên cơ cấu lại các NHTM quốc doanh theo hướng cổ phần hoá vì có như thế mới nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng. Ngoài ra, Chính phủ nên tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng bởi hiện nay vẫn chưa có sự bình đẳng giữa các NHTM cổ phần, NHTM nhà nước, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

¾ Chính phủ nên quan tâm đúng mức hơn đến các NHTM nhà nườc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng.

Với lợi thế được nhà nước cấp vốn hoạt động, do đó phần lớn các NHTM nhà nước hoạt động theo hướng quan liêu, không hiệu quả, không thận trọng trong những quyết định kinh doanh và đầu tư của mình, đặc biệt là hoạt động cho vay. Thực tế những vụ án kinh tế lớn xảy ra trong thời gian qua (Vụ án Minh Phụng-Epco, Tamexco …) đã cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của mình, tạo ra những thất thoát lớn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, làm giảm uy tín của một số ngân hàng trên thương trường quốc tế và việc đổi tên của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Tp.HCM thành Sở giao dịch II-Ngân hàng Công thương Việt Nam là một minh chứng cụ thể. Ngoài ra, với mức lương quá thấp dành cho các cán bộ ngân hàng đã tạo nên sự thoái hoá trong đạo đức nghề nghiệp, tiếp tay trực tiếp với các doanh nghiệp vay vốn nhằm “vẽ đường cho hưu chạy”, tìm những kẻ hở để giúp các doanh nghiệp vay vốn có thêm điều kiện để lừa gạt ngân hàng.

¾ Chính phủ nên chú ý hơn nữa về sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ ban ngành, cơ quan chức năng có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng cũng như khách hàng trong những thủ tục vay vốn.

Hiện nay, tuy sự rườm rà trong các thủ tục hành chánh đã giảm bớt, thủ tục “một cửa một dấu” đã triển khai và từng bước được thực hiện, nhưng vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ. Có một số trường hợp vay vốn vì thiếu sự hỗ trợ giữa các ban ngành liên quan đã gây nên những thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn, ví dụ

: Khi thông tư 05 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên môi trường về việc đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp được ban hành, đa số các tỉnh thành, quân huyện đều được triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đăng ký giao dịch đảm bảo, tuy nhiên ở Tp.HCM (Quận 07, Huyện Củ Chi …) và một số tỉnh đã không được triển khai đồng bộ, đã gây khó khăn cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn, thời gian làm thủ tục vay vốn bị kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, hoặc chưa có sự đồng nhất trong việc định giá tài sản thế chấp, khi tiến hành định giá tài sản để cho vay, tài sản được định giá rất cao nhưng đến khi thanh lý tài sản thì giá trị còn lại rất thấp và ngược lại. Do đó, các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan cần phải có sự phối hợp đồng bộ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, bảo đảm thống nhất về chính sách, chế độ nhằm giảm thiểu thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng vay vốn.

¾ Hơn nữa, Chính phủ nên có những biện pháp hữu hiệu để điều hành lạm phát sao cho phù hợp với tình hình của đất nước.

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực vượt bậc của Chính phủ và các ban ngành chức năng, nền kinh tế được vận hành tốt với mức độ lạm phát được kiềm chế ở mức một con số, đây cũng là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, với mức lạm phát 8,5% trong năm 2005 cũng chưa hẳn là sự quản lý tốt của Chính phủ và các ban ngành bởi vì chỉ số giá tiêu dùng trong năm đã tăng vọt rất nhiều, gây khó khăn cho xã hội và nền kinh tế. Do đó, Chính phủ nên có những biện pháp hợp lý và hữu hiệu để điều hành cơ chế lạm pháp, cụ thể : Chính phủ nên giữ vững các cân đối vĩ mô của nền kinh tế trong mọi tình huống, tình hình diễn biến thị trường cần phải đựơc dự báo, cần theo dõi sát sao hơn nữa, không để xảy ra tình trạng mất cân đối cục bộ, nhất là những vật tư hàng hoá quan trọng là đầu vào của nền kinh tế và nhu yếu phẩm của đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, cần phải chủ động sử dụng hiệu quả các biện pháp tài chính-tiền tệ tác động đến sự hình thành và vận động của giá cả, cần phải nghiêm ngặt thực hiện các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, chủ động điều hành linh hoạt tỷ giá, lãi suất theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. Ngoài ra, Chính phủ nên cân đối giữa tăng trưởng với lạm pháp nhằm phát triển kinh tế, đưa đất nước ngày càng tiến sâu vào hội nhập với thế giới.

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)