Vị trí địa lý thuận lợi của Tp.HCM

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 26)

Là trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh đang là một cực phát triển của nền kinh tế cả nước. Với vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, nằm giữa vùng Nam Bộ giàu có và nhiều tiềm năng-một mạng kinh tế năng động, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phí Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp với biển Đông, có bờ biển dài 15 km, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, đó là Sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Sài Gòn, Ga Sài Gòn, nút giao thông đường bộ toả đi khắp nơi, đặc biệt là tuyến đường Xuyên Á từ Phnom Penh đến Tp.HCM và Vũng Tàu đang được xây dựng. Hơn nữa, Thành phố Hồ Chí Minh còn là một trong bốn tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối giao thông lớn, nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ của cả nước với quốc tế qua hệ thống giao thông đường hàng không, đường thuỷ, đường bộ, cụ thể :

♦ Về đường thuỷ : Thành phố có các cảng chính : Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Cảng dầu Nhà Bè và Tân Cảng, Cảng Tân Thuận, Cảng Container khu chế xuất … Hiện nay, Thành phố đang chuẩn bị xây dựng cảng khách để đón khách du lịch đến bằng đường thuỷ.

♦ Về đường sắt : Thành phố có 04 ga xe lửa, trong đó lớn nhất là ga Trung tâm Sài Gòn.

♦ Về đường hàng không : Đây là đầu mối giao thông quan trọng vì khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Thành phố chủ yếu bằng con đường này. Do đó, hàng không có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống du lịch của Thành phố, tại đây sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lớn nhất ở các tỉnh phía Nam và một trong 02 sân bay lớn của cả nước.

Ngoài ra, là nơi có quy mô dân số lớn nhất so với các tỉnh và thành phố khác và chỉ với hơn 5% lực lượng lao động cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp gần 20% tổng thu nhập quốc gia, 30% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, 26% tổng mức bán lẻ hàng hoá, trên 40% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và gần 1/3 nguồn thu ngân sách. Trong tương lai, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một cực phát triển mạnh, cùng với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu thúc đẩy quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tăng sức mạnh trong hợp tác và phát triển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

2.1.2. Tình hình kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua :

Thực hiện đường lối đổi mới với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục, năm sau cao hơn năm trước và hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu mà Nhà nước đặt ra đều được hoàn thành và hoàn thành vượt định mức và Thành phố Hồ Chí Minh-một trung tâm kinh tế-thương mại lớn của Việt Nam, cũng không ngoại lệ so với mức tăng trưởng chung của cả nước.

2.1.2.1. Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 :

Kinh tế Tp.HCM liên tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 tăng 12,2% so với năm 2004 và đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây là năm thứ 05 kinh tế Tp.HCM liên tiếp tăng trưởng theo xu hướng tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước và đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 05 năm vừa qua, cụ thể : (Xem bảng 2.1)

Bảng 2.1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Mức tăng GDP so với năm trước (%)

2001 9,5% 2002 10,2% 2003 11,4% 2004 11,7% 2005 12,2% (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

Đóng góp vào tăng trưởng 12,2% của năm 2005 là của khu vực Dịch vụ (cao nhất) : 6,2% ; khu vực Công nghiệp – Xây dựng : 6% ; khu vực Nông nghiệp : 0,03%. Đây cũng là năm đầu tiên sau nhiều năm khu vực dịch vụ có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào tăng trưởng kinh tế của thành phố, vượt qua cả khu vực công nghiệp – xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất-kinh doanh và phục vụ đời sống người dân. Điều này cũng chứng tỏ rằng nền kinh tế Việt Nam đã từng bước tăng trưởng mạnh, từng bước bắt kịp và hoà mình vào dòng chảy của kinh tế thế giới trong kỷ nguyên mới-Kỷ nguyên của hàng hoá và dịch vụ. Riêng giá trị gia tăng các ngành dịch vụ trong năm 2005 tăng 12,2% so với năm 2004, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh của ngành thương nghiệp (chiếm tỷ trọng trên 25% khu vực dịch vụ và tăng 11,6%) và đây cũng là mức tăng cao nhất trong 05 năm vừa qua : (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ ở Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Mức tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng so với năm trước (%)

2001 7,4% 2002 9,3% 2003 9,4% 2004 11,3% 2005 12,2% (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 GDP bình quân đầu người cũng tăng liên tục trong 05 năm vừa qua : (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3 : GDP bình quân đầu người của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm GDP bình quân đầu người (triệu đồng)

2001 15,57 2002 17,04 2003 19,31 2004 22,61 2005 21,46 (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên thành phố đạt 12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%), trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5%. Ngoài ra, do giá tăng nên dầu thô xuất khẩu tăng 32,6% ; sản phẩm sữa tăng 197,1% do mở rộng được thị trường xuất khẩu và tăng quy mô sản xuất ; khối lượng xuất khẩu gạo tăng 65,6% và giá trị tăng 73,3% do mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo sang Philipin, Nigieria, Nam Phi. Tuy nhiên, một số mặt hàng cũng gặp một số khó khăn về thị trường xuất khẩu do một số nước áp dụng hạn ngạch, khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa cao … nên xuất khẩu tăng chậm : hàng may mặc chỉ tăng 4,8% ; giày dép tăng 6,8% ; hàng thủy sản tăng 8,1%. Nhìn chung, đây cũng là một trong những lĩnh vực tăng trưởng tốt trong 05 năm vừa qua mặc dù trong năm 2002 kim ngạch xuất khẩu chưa đạt được mức chỉ tiêu đề ra, nhưng đây cũng đã là một nỗ lực rất lớn của Thành phố khi kim ngạch xuất khẩu trong năm 2001 giảm 5,8%. Kim ngạch nhập khẩu của Thành phố trong 05 năm vừa qua tăng chủ yếu là do nhập khẩu nguyên-nhiên-vật liệu (chiếm khoảng 80% trong tổng kim ngạch) (Xem bảng 2.4)

Bảng 2.4 : Tình hình kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Đvt : tỷ USD

Năm Chỉ tiêu

2001 2002 2003 2004 2005 1/ Giá trị kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) - 6,39 7,14 9,50 12,4

2/ Mức tăng, giảm so với năm trước (%) -5,8 +6,0 +12,0 +34,8 + 26,1

3/ Giá trị kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) - 4,20 4,77 5,64 6,37

4/ Mức tăng, giảm so với năm trước (%) + 0,9 + 5,5 + 15,1 + 18,1 + 14,1

(Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 Các hoạt động tín dụng-ngân hàng ở Tp.HCM trong thời gian qua đã tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất-kinh doanh, nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại được đưa vào ứng dụng trong xã hội (internet bank, e-banking, home banking, phone

banking …), mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân, cụ thể là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế phát triển và hội nhập với thế giới thì việc thanh toán qua mạng lưới ngân hàng (trả lương, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại …) cũng từng bước đã trở nên phổ biến, giúp cho nền kinh tế giảm bớt những chi phí như phát hành, huỷ bỏ, vận chuyển tiền mặt … (Xem bảng 2.5)

Bảng 2.5 : Kết quả hoạt động tín dụng ngân hàng tại Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Chỉ tiêu

2001 2002 2003 2004 2005 1/ Vốn huy động (tỷ VND) 65.716 85.996 116.470 150.337 184.600

2/ Tăng, giảm so với năm trước (%) 16,9% 30,9% 35,4% 29,0% 22,8%

3/ Dư nợ tín dụng (tỷ VND) 56.189 74.243 100.886 136.624 170.200

4/ Tăng, giảm so với năm trước (%) 7,7% 32,1% 35,9% 35,4% 24,6% (Nguồn : NHNNVN Chi nhánh Tp.HCM)

9 Ngoài ra, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Tp.HCM mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất, trình độ công nghệ, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Cũng như các chỉ tiêu khác, giá trị sản xuất công nghiệp của Tp.HCM tăng liên tiếp trong 05 năm vừa qua, trong đó khu vực công nghiệp dân doanh ngày càng phát huy tính năng động với tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể : trong năm 2005, giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu công nghiệp (chiếm 32,8%) (Xem bảng 2.6)

Bảng 2.6 : Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp của Tp.HCM từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Mức tăng giá trị sx công nghiệp so với năm trước (%)

2001 16,3 2002 14,8 2003 15,0 2004 14,7 2005 15,0 (Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM)

9 Mặc dù có nhiều diễn biết bất lợi cho sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm ở gà, vịt, bệnh đốm trắng ở tôm, hạn hán kéo dài, diễn biến xâm nhập mặn sâu và cao hơn trung bình nhiều năm … nhưng thành phố cũng đã có các biện pháp tích cực nhằm hạn chế thiệt hại và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, cụ thể :

♦ Năm 2003, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 9,1% ; đây là kết quả của việc định hướng đúng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi với chương trình phát triển 02 cây – 02 con, từ đó làm thay đổi tích cực cơ cấu nông nghiệp và góp phần đáng kể trong đời sống nông thôn ngoại thành.

♦ Năm 2004, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,5% và điểm nổi bật của nông nghiệp thành phố trong năm này là chương trình 02 cây – 02 con, chương trình trồng hoa – cây kiểng – cá cảnh tiếp tục phát huy hiệu quả và ngày càng phát triển.

♦ Năm 2005, do có nhiều bất lợi mang tính khách quan, nhưng giá trị sản xuất nông- lâm-thủy-sản đạt 3.780 tỷ VND, tăng 1,8%. Điểm nổi bật của ngành nông nghiệp trong năm nay vẫn là chương trình 02 cây – 02 con, chương trình trồng hoa – cây kiểng – cá cảnh tiếp tục ngày càng phát triển. Ngoài ra, thành phố đang triển khai xây dựng Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm thủy sản thành phố, Trung tâm công nghệ sinh học, triển khai chương trình Hợp tác, ứng dụng, phát triển các sản phẩm công nghệ sinh học và Cuba. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp thành phố đã xây dựng xong chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2006 – 2010 với mục tiêu nâng cao hiệu quả thu được từ 01 đơn vị diện tích đất nông nghiệp gấp 05 lần so với hiện nay.

2.1.2.2. Trong 06 tháng đầu năm 2006 :

Mặc dù tình hình sản xuất của thành phố trong 06 tháng đầu năm năm 2006 có phần chững lại do giá nhiên liệu trên thị trường tăng cao, sản lượng thuỷ sản giảm mạnh. Tuy nhiên, các hoạt động “Tháng bán hàng khuyến mãi” và “ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước APEC – SOM 2” trong tháng 03 & 05 đã được tổ chức thành công, góp phần thúc đẩy thị trường thương mại – du lịch - dịch vụ sôi động hẳn lên và tăng trưởng đáng kể, đã bù đắp lại sự chững lại của sản xuất.

9 Trong quý I năm 2006, tốc độ phát triển của tổng sản phẩm nội địa đạt mức tăng trưởng 9,5% ; Quý II đạt 11,3% đã đưa mức tăng trưởng chung của 06 tháng đầu năm 2006 là 10,5% (ước tính 81.255 tỷ VND).

9 Sản xuất công nghiệp của thành phố trong 06 tháng đầu năm có nhiều khó khăn về lao động, chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ. Giá cả hàng hoá, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đều tăng cao đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ của hầu hết tất cả các ngành, cụ thể : giá trị công nghiệp của 06 tháng đầu năm 2006 là 132.976 tỷ VND, tăng 13% so với cùng kỳ.

9 Nông nghiệp : Nhìn chung, trong 06 tháng đầu năm 2006 thời tiết tương đối thuận lợi cho ngành trồng trọt. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc đã gây ảnh hưởng đến người sản xuất, cụ thể : giá trị sản xuất nông nghiệp 06 tháng đầu năm đạt 1.169 tỷ VND (tính theo giá thực tế), tăng 12,3% so với cùng kỳ.

9 Xuất nhập khẩu : Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp ở thành phố trong 06 tháng đầu năm đạt 6.679,7 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (lĩnh vực Kinh tế trung ương đạt 4.942,5 triệu USD, chiếm 74%, tăng 19,1% ; lĩnh vực Kinh tế địa phương đạt 468 triệu USD, chiếm 7%, tăng 8% ; lĩnh vực Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.269,2 triệu USD, chiếm 19%, tăng 12,7%. Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 3.177,8 triệu USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (lĩnh vực Kinh tế nhà nước đạt 1.868,4 triệu USD, tăng 11,7% ; lĩnh vực Kinh tế tập thể đạt 3,6 triệu USD, tăng 62,3% ; lĩnh vực Kinh tế tư nhân đạt 83,5 triệu USD).

9 Tài chính – Ngân hàng : Tổng thu ngân sách ở thành phố ước tính 06 tháng đầu năm thực hiện 31.936 tỷ VND, đạt 47,5% dự toán của cả năm, tăng 16,2% so với cùng kỳ, trong đó : thu nội địa đạt 17.008,8 tỷ VND, đạt 47,3% dự toán năm, tăng 17,1% so với cùng kỳ, thu từ dầu thô tăng 37,1%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 11,7%. Tổng chi ngân sách địa phương 06 tháng ước tính thực hiện 10.755 tỷ VND, đạt 72,6% dự toán cả năm, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

* Tín dụng ngân hàng : Vốn huy động ở thành phố đến đầu tháng 06 đạt 226.195,4 tỷ VND, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 33,9% trong tổng vốn huy động, tăng 42,5%, vốn huy động bằng VND tăng 33% so với cùng kỳ, tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu tiếp tục tăng, đạt 102.257,6 tỷ VND, chiếm 45,2% trong tổng vốn huy động, tăng 27,7%. Tổng dư nợ đến đầu tháng 06 đạt 190.882,9 tỷ VND, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tín dụng bằng VND tăng nhanh hơn tín dụng bằng ngoại tệ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 65.308 tỷ VND, chiếm 34,3% tổng dư nợ

luận chuyển, tăng 20,5%. Dư nợ tín dụng bằng VND tăng 27,5%, trong đó : dư nợ tín dụng trung-dài hạn chiếm tỷ trọng 40,7%, tăng 22,9% ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 26% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng của khối NHTMCP chiếm 36,2% tổng dư nợ, tăng 47,1% so với cùng kỳ.

Tóm lại, ước tính một số chỉ tiêu kinh tế ở Tp.HCM trong 06 tháng đầu năm 2006 : (Xem bảng 2.7)

Bảng 2.7 : Ước tính một số chỉ tiêu kinh tế ở Tp.HCM trong 06 tháng đầu năm 2006

Năm 2006 Chỉ tiêu chủ yếu Thực hiện 06 tháng năm 2005 Kế hoạch năm Thực hiện 06 tháng 1. Tốc độ tăng trưởng ktế - GDP (%) 10,5 > 12,0 10,5

- Tốc độ tăng GTGT nông, lâm, thủy, sản 10,6 3,0 - 0,3 - Tốc độ tăng GTGT công nghiệp 11,4 12,0 11,1 - Tốc độ tăng GTGT các ngành dịch vụ 9,9 12,3 10,5

2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) 26,1 - 17,0

- Tốc độ tăng xuất khẩu trừ dầu thô 18,9 17,0 11,0

3. Tổng vốn đầu tư phát triển (tỷ VND) 19.664 62.000 23.046

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)