Chiến lược phát triển kinh tế của Tp.HCM

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 48)

Trong mối quan hệ chung của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ là trung tâm thương mại lớn với nhiều chức năng về kinh tế, thương mại, tài chính, công nghiệp, du lịch và giao lưu quốc tế, văn hoá, khoa học, giáo dục, đầu mối giao thông …, một trọng điểm đảm bảo an ninh và quốc phòng của khu vực phí Nam và cả nước. Đặc biệt là trong thập niên tới, Tp.HCM sẽ là một cực phát triển mạnh cùng với các tỉnh lân cận thúc đẩy quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng diểm phía Nam, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của nền kinh tế cả nước, tăng cường sức mạnh đối tác trong hợp tác và cạnh tranh với các quốc gia trên thế giới. Cụ thể định hướng phát triển kinh tế của Tp.HCM đến năm 2010 như sau :

9 Phải duy trì tốc độ tăng trưởng của Thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP Tp.HCM bình quân giai đoạn 2000-2010 phấn đấu đạt 12%/năm, cụ thể : giai đoạn 2001-2005 GDP bình quân đã đạt bình quân 11%/năm, và giai đoạn tới 2005-2010 đạt GDP bình quân là 13%/năm ; GDP bình quân đầu người tăng từ USD 1.350 trong năm 2000 lên đến USD 1.980 trong năm 2005 và USD 3.100 ở năm 2010. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng này, Thành phố không những phải khai thác tối đa các nguồn lực về lao động và vốn đầu tư, thêm vào đó cũng phải cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực và môi trường chính sách vĩ mô. Ngoài ra, cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế của Thành phố phải được chuyển dịch theo hướng gia tăng tốc độ, tỷ trọng và năng lực sản xuất của các ngành chủ lực.

9 Phát triển kinh tế ở Tp.HCM phải gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển mạnh xuất khẩu. Từ tỷ trọng 53,7% trong cơ cấu năm 2000, khu vực dịch vụ Tp.HCM phấn đấu đạt tỷ trọng khoảng 51,7% trong năm

2010 ; khu vực công nghiệp và xây dựng thay đổi tương ứng từ 44,1% năm 2000 lên đến 47,5% năm 2010. Khu vực nông-lâm-ngư nghiệp dự kiến sẽ giảm liên tục từ 2,2% năm 2000 xuống còn 0,8% năm 2010. Hiện đại hoá các ngành dịch vụ và công nghiệp hoá ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Giai đoạn 2006-2010, về cơ bản các khu công nghiệp thành phố sẽ được lấp đầy cơ cấu công nghiệp, sẽ đa dạng hoá hơn với sự phát triển song song của các ngành thâm dụng lao động lẫn thâm dụng vốn, nhưng trọng tâm sẽ hướng vào những sản phẩm, ngành hàng là lợi thế của thành phố, một trung tâm khoa học-công nghệ lớn của đất nước.

9 Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất và hiệu quả của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các ngành công nghiệp hiện có, từng bước phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, hoàn chỉnh các khu công nghiệp tập trung, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 là 20% /năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15%/năm, phát triển nông nghiệp theo hướng phù hợp với đặc điểm đô thị sinh thái.

Tóm lại, với những lợi thế và tiềm năng của mình, Tp.HCM cùng cả nước sẽ hướng tới một đất nước văn minh, hiện đại với một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong tương lai, tạo tiền đề cho bước phát triển cao hơn trong thế kỷ tới.

Một phần của tài liệu những giải pháp và hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)