0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các giải pháp cụ thể điều chỉnh các biến số kinh tế

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 104 -104 )

Đề kiềm chế lạm phát, Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng phải có các biện pháp kịp thời giữ ổn định các biến số kinh tế có tác động trực tiếp đến lạm phát và sử dụng nguồn ngân sách một cách có hiệu quả. Để làm được điều đó chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải tăng cường phối hợp trong việc hoạch định và thực thi các chính sách của mình để đảm bảo duy trì tính ổn định của kinh tế vĩ mô trong khuôn khổ điều tiết lãi suất thị trường theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, kiểm soát tỷ giá, huy động vốn và cung cấp vốn cho thị trường; bù đắp cho thâm hụt Ngân sách Nhà nước; phát triển hệ thống ngân hàng tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững và kiềm chế lạm phát.

3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và chính sách tài khóa để hạn chế mức thâm hụt ngân sách và chi tiêu công có hiệu quả

Chính phủ cần đưa ra một kế hoạch tổng thể chính sách về tài chính - tiền tệ các năm, trong đó các vấn đề về cân đối thâm hụt ngân sách, cân đối đầu tư công cần được tính toán, nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ tới các chỉ tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ: tổng phương tiện thanh toán và tăng tưởng tín dụng. Tránh hiện tượng trong khi chính sách tiền tệ đang tìm cách thắt chặt để kiểm soát lạm phát thì chính sách tài khóa lại nới lỏng cho đầu tư công như thời gian vừa qua.

Cần tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để thực hiện huy động nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách, cũng như việc huy động trái phiếu Chính phủ cho các công trình giao thông thủy lợi trong thời gian tới, nhất là thời hạn huy động, hình thức huy động, lãi suất huy

động, thời điểm huy động thông qua hình thức trao đổi, lấy ý kiến, để tránh diễn biến không có lợi trên thị trường tiền tệ, tác động xấu đến kinh tế vĩ mô.

Bộ Tài chính cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc lập dự toán Ngân sách Nhà nước, xác định qui mô thâm hụt, nhu cầu tài trợ và nguồn vốn vay trong nước và cân nhắc cẩn trọng các khoản vay nước ngoài. Bộ Tài chính quy định tần suất đấu thầu tín phiếu, lãi suất tín phiếu phát hành qua Ngân hàng Nhà nước phải phù hợp với tính toán mức cung ứng tiền, điều tiết khối lượng tiền của Ngân hàng Nhà nước chứ không thể qui định áp đặt vì sức ép vay nợ để bù đắp thâm hụt Ngân sách Nhà nước đã gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Bộ Tài chính phải cung cấp đầy đủ kế hoạch phát hành tín phiếu, trái phiếu Chính phủ và công trái mỗi năm cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu. Từ đó, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cùng nhau trao đổi để quyết định về khối lượng, lãi suất mời thầu và thời điểm phát hành đảm bảo không làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ. Để thực hiện tốt việc phối hợp không chỉ có vai trò của Ngân hàng Nhà nước mà cần có vai trò của các Bộ, ngành, địa phương liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Cần nâng cao vị thế của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ: phối hợp chính sách cũng cần phải giải quyết các tác động của hai chính sách đến nền kinh tế vĩ mô.

Đồng thời, cần tiếp tục sự phối hợp để hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính - ngân sách - tiền tệ để đảm bảo phù hợp với các thông lệ quốc tế, phục vụ quá trình hội nhập trong thời gian tới, đặc biệt là cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt.

Từng bước giảm thâm hụt ngân sách theo hướng Chính phủ chỉ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm liên quan đến quốc kế dân sinh, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua hình thức đối tác công tư.

Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ngay từ khâu xây dựng và hoạch định chính sách trong cac năm tiếp theo, cả hai chính sách này phải nên được thắt chặt để giảm tổng cầu và ngăn chặn lạm phát, chính sách tài khóa cần được xây dựng theo hướng giảm dần thâm hụt tài chính tổng thể và thâm hụt ngân sách nên được duy trì ở mức 4 - 5%/năm.

Đối với chính sách tài khóa, phải nỗ lực tập trung các khoản thu, chi Ngân sách Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu ổn định nền kinh tế, chính trị, xã hội quốc gia, phát triển nền kinh tế vĩ mô bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, xác lập cơ sở kinh tế cho việc thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả, kiểm soát lạm phát, giữ sức mua của đồng tiền ổn định và phát triển thị trường tiền tệ. Thu, chi ngân sách và tín dụng nhà nước phải gắn chặt với nguyên tắc giữ ổn định tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện được sự ổn định giá trị tiền tệ khi chính sách tài khoá của Chính phủ theo đuổi mục tiêu chính sách tiền tệ lành mạnh. Hạn chế đến mức thấp nhất những xung đột về lợi ích khi quá tập trung vào thực thi chính sách này gây ảnh hưởng xấu đến việc thực thi chính sách còn lại. Việc hoạch định và thực thi hai chính sách này không thể theo hai hướng riêng biệt tách biệt lẫn nhau mà phải được phối hợp tác động hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích chung của nền kinh tế vĩ mô. Kêu gọi đầu tư hoặc đổi đất dự án cho các tập đoàn nước ngoài để lấy hạ tầng cơ sở nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công (việc đổi đất dự dự án lấy hạ tầng cơ sở mang lại hiệu quả rất lớn cho việc đầu tư xây dựng cơ bản, thứ nhất tiết kiệm được chi đầu tư xây dựng trong điều kiện thâm hụt Ngân sách Nhà nước; thứ hai thời gian thực hiện các công trình hạ tầng cơ sở để đổi lấy dự án thực hiện nhanh hơn nhiều lần so với cấp vốn từ Ngân sách Nhà nước và chất lượng công trình cũng cao hơn so với công trình đầu tư từ Ngân sách Nhà nước do sự giám sát chặt chẽ của các tập đoàn kinh tế lớn).

3.2.2.2. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và chính sách tài khóa để ổn định cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá hối đoái

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng và thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hàng năm trên cơ sở mục tiêu về lạm phát, GDP và dự báo cán cân thanh toán.

Về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cũng cần lập chương trình với lộ trình tích cực nhất, từng bước triệt để chống Đô la hoá và cả chống “vàng hóa” - hiện đã và đang ở tình trạng khó kiểm soát, gây nhiễu Chính sách tiền tệ và là một trong những tác nhân quan trọng gây nên tình trạng lạm phát đã và đang từng thấy. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế với thế giới đang ngày càng sâu và rộng. Để hậu thuẫn cho chương trình nói trên, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ chức năng có cơ chế giám sát kể cả cơ chế cưỡng chế chặt chẽ để kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán, lưu thông hàng hóa, dịch vụ nội địa; trong tín dụng ngoại tệ và trong việc xuất, nhập khẩu và buôn bán vàng thanh toán, vàng trên tài khoản, vàng thỏi trên thị trường vàng; Nên sớm đề xuất và trình lên Chính phủ phê duyệt qui chế quản lý các hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng thanh toán trong lãnh thổ, siết chặt cơ chế tín dụng vàng cùng với cơ chế quản lý ngoại hối và điều hành thị trường ngoại tệ phải do Ngân hàng Nhà nước thống nhất đảm nhiệm. Chính sách tỷ giá phải tách ra khỏi chính sách tiền tệ, phải đa dạng hóa loại ngoại tệ, tăng cường các nghiệp vụ hoán đổi trong dự trữ và thanh toán quốc tế. Chính sách tỷ giá do đó trước hết phải là chính sách của Nhà nước về bảo vệ nền tiền tệ độc lập của Việt Nam. Theo nguyên tắc “bộ ba bất khả đồng hành”, trong bối cảnh hiện tại, chính sách quản lý thị trường vốn nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng của nước ta lúc này nên chọn 2 trong ba trạng thái chủ đạo cho chính sách là: độc lập Chính sách tiền tệ, thả nổi có kiểm soát tỷ giá, trong khi chưa nên cho phép tự do hóa tài khoản vốn.

Phối hợp để thúc đẩy cán cân ngoại thương tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Ngân hàng Nhà nước được giao điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt trong mối quan hệ với lãi suất giữa tiền Việt Nam và ngoại tệ, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thương mại và các kênh đầu tư khác theo hướng ổn định, góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, huy động được các nguồn ngoại tệ hiện chưa thu hút được từ doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư, kiều hối, tiền gửi từ bên ngoài vào Việt Nam, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại hối. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

3.2.2.3. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và chính sách tài khóa để quản lý trái phiếu Chính phủ và hoạt động tái chiết khấu trái phiếu Chính phủ

Ngân hàng Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, nên nhất quán giữ lãi suất tái chiết khấu cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ một mức phù hợp với thực tế thị trường. Đồng thời, lãi suất trái phiếu Chính phủ nên tuân theo các tín hiệu của thị trường vốn nói chung. Nếu lạm dụng quá mức việc điều tiết lãi suất tái chiết khấu, như hạ thấp một cách hữu ý nhằm giúp hạ lại suất trái phiếu Chính phủ (qua đó giảm chi phí lãi vay cho các khoản nợ của Chính phủ), thì điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện một chính sách “ngân sách mềm” nhằm hỗ trợ thâm hụt ngân sách của Chính phủ, mà hậu quả không thể tránh khỏi sau đó là lạm phát và bất ổn vĩ mô tăng. Việc cam kết theo đuổi một chính sách lãi suất tái chiết khấu lành mạnh như vừa đề xuất, thể hiện quyết tâm nghiêm túc của Chính phủ trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô, qua đó góp phần củng cố niềm tin tích cực từ thị trường. Niềm tin của thị trường, đến lượt nó, lại củng cố cho những nỗ lực bình ổn vĩ mô của Chính phủ.

Việc phát hành trái phiếu Chính phủ với khối lượng lớn trong những năm qua cho chi tiêu công đã dẫn tới hiện tượng khan hiếm vốn cho khu vực sản xuất, các doanh nghiệp vẫn thiếu vốn và lãi suất cho vay vẫn ở mức cao cho dù chính sách tiền tệ đã kiểm soát tốt các chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng. Do vậy, để ưu tiên vốn cho khu vực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ cần nghiên cứu giảm phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư công trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

Lãi suất phát hành trái phiếu cần được nghiên cứu, tính toán với mặt bằng lãi suất huy động chung của hệ thống Ngân hàng thương mại, hạn chế các Ngân hàng thương mại sử dụng vốn huy động để mua trái phiếu Chính phủ và cần tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong việc xác định lãi suất đảm bảo ổn định lãi suất thị trường.

3.2.2.4. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và chính sách tài khóa để ổn định chính sách lãi suất, chính sách tín dụng theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng quốc gia.

Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần kiên định với mục tiêu ưu tiên ổn định vĩ mô thay vì thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP, thậm chí cần đặt mục tiêu tăng trưởng thấp hơn (khoảng 6 - 6,5%) để kiểm soát lạm phát ở mức 5 - 6% năm 2012 và duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức 3 - 4% những năm tiếp theo. Làm được như vậy nền kinh tế sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng vững chắc và lâu dài.

Tập trung kiềm chế lạm phát. Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng; bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 25% và tổng phương tiện thanh toán khoảng 20%. Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện thực tế của thị

trường tài chính, tiền tệ và nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất theo hướng giảm dần để tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất thị trường.

Liên quan đến lãi suất, một chính sách can thiệp dễ thấy nhất hiện nay là chính sách hạn chế mức lãi suất tiền gửi tối đa ở mức 14% (Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, ra ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ ngày ký). Đây là một can thiệp hành chính lên hệ thống Ngân hàng thương mại, với nỗ lực kiểm soát chi phí huy động tiền gửi từ dân chúng và doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại. Mục đích của chính sách này, như những người ủng hộ và đề xuất nó tin tưởng, là giúp các Ngân hàng thương mại ổn định chi phí huy động vốn, trên cơ sở đó có điều kiện ổn định lãi suất cho vay ra đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với chi phí ổn định, chấp nhận được trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Quan điểm này đồng nghĩa với lập luận rằng nếu không có trần lãi suất, các Ngân hàng thương mại sẽ lao vào một cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh nhau thu hút vốn từ nền kinh tế, và do phải huy động với lãi suất cao, nên lãi suất cho vay ra đối với doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao. Thêm vào đó, một số người cũng tin rằng lãi suất thấp giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng cung hàng hóa, với giá thành thấp hơn (do giá vốn thấp hơn và lượng cung dồi dào hơn), vì thế giúp làm giảm lạm phát.

Tuy nhiên, đáng tiếc rằng những lập luận nêu trên mới chỉ tiếp cận vấn đề theo một chiều, mà chưa xem xét tới những hiệu ứng có thể khác trong cơ chế thị trường vì cả hai mục đích nêu trên, giảm lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp, trên thực tế đều không đạt được thông qua chính sách trần lãi suất. Thứ nhất, trong bối cảnh lạm phát thực tế, và đặc biệt là lạm phát kỳ vọng trong thời gian tới vẫn còn cao (khoảng 15% trở lên), thì người gửi tiền luôn mong muốn một mức lãi suất tiền gửi lớn hơn mức lạm phát kỳ vọng này. Như thế, mức lãi suất trần 14% không tạo được động lực gửi tiền vào ngân hàng. Đó chỉ là một hành động bất đắc dĩ nếu không có cách giữ tiền hay đầu

tư nào khác. Nói cách khác, tiền trong nền kinh tế không có nhiều động cơ để chảy vào, nếu không muốn nói là rút khỏi, hệ thống ngân hàng. Do đó, lạm phát sẽ có khuynh hướng tăng cao vì vô hình trung lượng tiền cơ sở ngoài lưu thông tăng. Đây cũng là trường hợp điển hình mà Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong giai đoạn cuối thập niên 1980, rằng muốn chống lạm phát thì lãi suất thực phải dương (lãi suất danh nghĩa cao hơn kỳ vọng lạm phát) để hút

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM (Trang 104 -104 )

×